Sự thật bé trai 13 tuổi bị người đàn ông lạ cầm can nước mắm lừa ra sao?

Đời sống 08/05/2023 09:31

Trên MXH lan truyền rầm rộ đoạn clip người đàn ông dùng can nước mắm lừa lấy 650.000 đồng của bé trai 13 tuổi ở TP.HCM.

Theo thông tin từ báo Dân Việt, khoảng 14h45 ngày 6/5, một người đàn ông khoảng 60 tuổi chạy xe máy mang theo can nước mắm 5 lít đến tiệm tạp hóa ở khu dân cư Hưng Phú.

Sự thật bé trai 13 tuổi bị người đàn ông lạ cầm can nước mắm lừa ra sao? - Ảnh 1
Người đàn ông cầm can nước mắm 5 lít đến tiệm tạp hóa lừa tiền bé trai 13 tuổi ở TP.Thủ Đức - Ảnh: Báo Dân Việt

Đến đây, người đàn ông này tiếp cận bé trai 13 tuổi (con chủ tiệm tạp hóa) rồi nói quen biết với mẹ của bé trai này. Sau khi nghe người đàn ông gọi điện cho mẹ, cậu bé đã đưa cho người đàn ông 650.000 đồng rồi nhận can nước mắm. Sau khi nhận được tiền, người đàn ông lên xe rời đi.

Sau đó, khoảng 40 phút sau, chị T.T.H. (35 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) thấy can nước mắm hỏi cậu con trai thì phát hiện vụ việc. Nhận thấy mình bị lừa, chị H. đăng tải lên mạng xã hội và biết được địa chỉ người đàn ông này đang sống.

Đồng thời, chị H. đang tìm thêm nạn nhân với tổng số tiền bị lừa trên 2 triệu đồng rồi mới trình báo công an.

Theo nguồn tin từ báo Người lao động, sáng 8/5, chị H cho biết, chiều 7/5, người đàn ông trong này đã đến nhà chị ở khu dân cư Hưng Phú (phường Phước Long B, TP Thủ Đức). Người đàn ông trần tình rằng bị... nhầm lẫn nên xin lỗi, chủ động trả lại tiền và xin được lấy lại can nước mắm.

Sự thật bé trai 13 tuổi bị người đàn ông lạ cầm can nước mắm lừa ra sao? - Ảnh 2
Người đàn ông chủ động trả lại tiền - Ảnh: Báo Người lao động

Và người đàn ông này mong được gia đình chị H. bỏ qua, chứ nếu công an bắt vì tội lừa đảo thì "tội nghiệp". Ông cũng cho rằng ông đã hơn 60 tuổi, con trai út đã 30 tuổi, nên đưa lên mạng rồi "chết nữa", mong chị H. nói lại với cộng đồng mạng.

 

Cách nhận diện cuộc gọi lừa đảo dùng deepfake mạo danh

Với hình thức lừa đảo này, các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung để tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè nhằm thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.

TIN MỚI NHẤT