Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã giảm điểm chuẩn bổ sung cho 30 trường nâng số lượng học sinh trúng tuyển lên 78.623 em, chiếm tỉ lệ 60,9% học sinh vào trường THPT công lập.
- Tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM: Báo động hàng chục nghìn bài thi môn Toán dưới trung bình, cả trăm thí sinh nhận 'trứng ngỗng'
- Hé lộ chân dung thủ khoa lớp 10 Hà Nội, giành điểm 10 tuyệt đối ở môn Toán và Ngoại ngữ
Theo thông tin từ VTC News, trưa 5/7, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết đã nhận được phản ánh về việc một số trường công lập tự chủ tài chính, trường tư thục có tình trạng phụ huynh xếp hàng từ đêm để nộp hồ sơ cho con. Việc phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ cho con vào các trường tư hay trường công lập tự chủ tài chính từng xảy ra từ những năm trước. Tuy nhiên, năm nay, tình trạng này diễn ra ở nhiều trường hơn.
"Sở GD&ĐT rất thấu hiểu và chia sẻ vấn đề này và sẽ chỉ đạo các trường tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo công bằng cho thí sinh", vị đại diện nói.
Mạng lưới trường học tại Hà Nội phát triển đa dạng, có thể đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh. Bên cạnh lựa chọn học lớp 10 các trường công, trường tư thục, phụ huynh và học sinh còn có thể tham khảo trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp... để tránh tình trạng đêm hôm vất vả tranh suất học cho con.
Phụ huynh xuyên đêm xếp hàng trước cổng trường để lấy số thứ tự nộp hồ sơ vào lớp 10 diễn ra phổ biến trong hai ngày 3 - 4/7 tại 3 điểm trường THPT Phan Huy Chú, THPT Hoàng Cầu, THCS - THPT Tạ Quang Bửu. Trường THPT Tạ Quang Bửu năm nay tuyển sinh theo ba hình thức: xét tuyển thẳng, xét tuyển học bạ và xét tuyển bằng điểm thi lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội. Với hình thức xét tuyển thứ ba, trường đưa ra mức điểm chuẩn 38,5.
Tuy nhiên, trường không cho biết cụ thể chỉ tiêu xét tuyển. Theo thông báo đưa ra ngày 2/7, trường nhận hồ sơ từ 8h sáng ngày 5/7 và dừng tiếp nhận khi đủ chỉ tiêu.
Dẫn thông tin từ báo Sức khỏe và Đời sống, trước thông tin gây xôn xao dư luận thời gian qua khi Hà Nội chỉ có 55,7% học sinh trúng tuyển vào lớp 10 công lập năm 2023, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát, báo cáo đầy đủ, chính xác về công tác tuyển sinh này.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát, báo cáo đầy đủ, chính xác công tác tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2023-2024 của Hà Nội, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã có báo cáo chi tiết.
Giám đốc Sở cho biết, 55,7% đó là con số dự kiến trước khi xây dựng kế hoạch tuyển sinh. Trên thực tế, năm học 2022-2023, toàn thành phố có 129.210 học sinh dự xét tốt nghiệp THCS. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, số lượng học sinh tiếp tục vào THPT khoảng 102.000 em bao gồm cả trường công lập và tư thục (tăng 1.000 em so với năm học trước). Trong đó, số học sinh tuyển vào các trường THPT công lập là 77.480 học sinh.
Cụ thể, có 115 trường THPT công lập không chuyên tuyển khoảng 72.000 học sinh (chiếm 55,7%), 4 trường THPT chuyên và trường có lớp chuyên tuyển 2.480 em (chiếm 1,9%); 9 trường THPT công lập tự chủ tài chính tuyển 3.685 em (chiếm 2,85%); 4 trường THPT công lập hiệp quản tuyển 1.795 học sinh (chiếm 1,39%). Căn cứ vào nguồn học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào các trường và đề xuất của các hiệu trưởng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiếp tục giảm điểm chuẩn bổ sung cho 30 trường nâng số lượng học sinh trúng tuyển lên 78.623 em, chiếm tỉ lệ 60,9% học sinh vào trường THPT công lập.
Trong đó, có 115 trường THPT công lập không chuyên tuyển khoảng 72.000 học sinh (chiếm 55,7%), 4 trường THPT chuyên và trường có lớp chuyên tuyển 2.480 em (chiếm 1,9%); 9 trường THPT công lập tự chủ tài chính tuyển 3.685 em (chiếm 2,85%); 4 trường THPT công lập hiệp quản tuyển 1.795 học sinh (chiếm 1,39%). Năm học tiếp theo, 2024-2025, dự kiến có khoảng 134.942 em tốt nghiệp THCS, tăng hơn 5.700 em so với học học này.
Cũng theo thông tin từ báo Dân Việt, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, sẽ có kiến nghị với Bộ GD&ĐT một số nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn hiện tại.
Giải pháp 1: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thành lập mới, sửa chữa cải tạo các trường THPT công lập giai đoạn 2021-2025.
Giải pháp 2: Rà soát những ô đất đã quy hoạch xây dựng trường học các cấp và trong các khu đô thị, khu nhà trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại những nơi thiếu trường, lớp học.
Giải pháp 3: Xây dựng Quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn thành phố đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ vị trí ô đất, diện tích, quy mô trường lớp.
Giải pháp 4: Tiếp tục ưu tiên dành quỹ đất sau khi di dời các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy…
Giải pháp 5: Tiếp tục phân tuyến tuyển sinh cho 30 quận huyện, thị xã theo 12 khu vực nhằm điều hòa hợp lý, đảm bảo chỗ học cho học sinh.
Giải pháp 6: Tăng nguồn lực tài chính và đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường lớp theo hướng đồng bộ kiên cố hóa, hiện đại hóa và chuẩn hóa.
Ngoài ra, Sở cũng kiến nghị Bộ GDĐT cho phép tăng 10% số lớp/ trường (từ 45 lớp/trường học sẽ tăng lên thành 50 lớp/ trường học, tăng 5 lớp). Cho phép địa phương thay diện tích đất/ học sinh bằng diện tích sử dụng/ học sinh.