Ngày lễ tết là thời điểm nhiều người thả lỏng cơ thể, ăn uống “tẹt ga” hay ngủ nghỉ không điều độ. Chính những sai lầm trong ăn uống dịp tết này có thể sẽ khiến sức khỏe của bạn xuống dốc trầm trọng.
- Văn khấn và cách chuẩn bị cúng mùng 2 tết
- Bài văn khấn cúng lễ cúng tất niên cuối năm và chào năm mới 2023
Hãy loại bỏ những sai lầm trong ăn uống dịp tết dưới đây để duy trì cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời có một năm mới nhiều sức khỏe và niềm vui cho bản thân và gia đình.
1. Bỏ bữa
Nhiều người nghĩ rằng nhịn ăn sáng hoặc ăn trưa là cách hiệu quả để hạn chế calo vào dịp Tết. Tuy nhiên, thực tế, điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi, hạ đường huyết, đau đầu, thậm chí còn tăng cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn vào bữa tối. Thay vào đó, bạn nên ăn khoảng 5-6 bữa nhỏ trong ngày để giúp cân bằng dinh dưỡng, ngăn ngừa cảm giác đói và tránh ăn quá nhiều một lúc.
2. Tiêu thụ nhiều thực phẩm không lành mạnh
Thực phẩm chế biến, bánh kẹo, đồ ăn nhiều dầu mỡ... có chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, muối và chất béo không lành mạnh. Tiêu thụ chúng quá nhiều có thể gây ra hội chứng co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch... Thay vào đó, bạn hãy cố gắng tiêu thụ thực phẩm tươi, tự nhiên như rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
3. Uống rượu bia quá độ
Uống rượu bia là một phần thói quen không thể thiếu của nhiều người trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, niềm đam mê này nên hạn chế ở mức độ vừa phải nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe.
Uống nhiều bia rượu có thể gây rối loạn tâm thần, hoang tưởng... Rượu bia cũng chứa nhiều calo, làm giảm khả năng ức chế của cơ thể, khiến bạn ăn nhiều hơn, dẫn đến tăng cân, béo phì.
4. Ăn quá nhiều trong một một bữa
Các bữa tiệc tất niên, đầu năm triền miên khiến bạn không thể tránh khỏi việc ăn nhiều hơn bình thường. Ăn quá nhiều, cùng với việc ăn quá nhanh khiến bộ não không có đủ thời gian để bắt kịp với dạ dày. Điều này làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc quá mức, dễ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Hơn nữa, não bộ cũng không kịp báo hiệu rằng bạn đang no, dẫn đến việc càng ăn nhiều hơn, dễ gây tăng cân, béo phì.
5. Uống ít nước
Con người thường không cảm thấy khát vào mùa đông, đặc biệt vào những ngày Tết, do tiêu thụ rượu bia, cà phê, nước ngọt... quá nhiều nên bạn cảm thấy no bụng, không muốn uống nước. Tuy nhiên, theo Hiệp hội dinh dưỡng Anh, cơ thể cần ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm, kể cả mùa đông. Không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, chóng mặt, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
6. Ăn nhiều gỏi sống
Gỏi sống cũng là một món ăn khoái khẩu rất được ưa chuộng vào dịp Tết. Cũng như nem chua, gỏi sống được chế biến từ thịt sống không trải qua quá trình gia nhiệt và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
3/4 dân số Việt Nam mắc các bệnh về giun sán mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc ăn các món tái, sống như gỏi cá, tiết canh, thịt bò tái...
7. Ăn ô mai không rõ nguồn gốc
Nhiều chuyên gia thực phẩm khuyến cáo, ngày Tết không nên chọn các loại ô mai, xí muội nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt vì màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng…