Bạn có biết ngày Quốc tế thiếu nhi ra đời năm nào không? Nếu chưa biết thì hãy cùng tìm hiểu lịch sử ngày Quốc tế thiếu nhi ngay trong phần dưới đây nhé.
- Từ Tết Trung thu trở đi: 3 con giáp vận khí ngập trời, lộc lá sinh sôi, gặp thời đổi vận
- Từ sau rằm Trung thu: 3 con giáp đắc tài đắc lộc, vạn sự hanh thông, tiền của nối đuôi nhau chui vào túi
Dù đã trải qua không biết bao nhiêu ngày Quốc tế thiếu nhi từ nhỏ cho tới lớn, nhưng một điều chắc chắn rằng không ít người chưa hề biết về ngày Quốc tế thiếu nhi ra đời năm nào và lịch sử đằng sau nó.
Lịch sử ngày Quốc tế thiếu nhi trên thế giới
Ngày Quốc tế thiếu nhi là một sự kiện vô cùng có ý nghĩa không chỉ với trẻ em và còn cả người lớn. Thậm chí, ở một số quốc gia như Hàn Quốc, tết thiếu nhi còn là một ngày nghỉ lớn trong năm và được quy định theo luật.
Vậy ngày Quốc tế thiếu nhi ra đời năm nào?
Theo nhiều tài liệu ghi chép, rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức đã bao vây làng Lidice (Tiệp Khắc cũ), bắt giữ 173 người đàn ông cùng 186 phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng tàn sát dã man 66 người và đưa 104 trẻ nhỏ vào trại tập trung. Trong đó, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc và 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Lidice không còn một bóng người từ sau vụ tấn công kinh hoàng đó.
Hai năm sau, vào ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Oradour (Pháp). Chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có rất nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em để phóng hỏa đốt cháy
Để tưởng nhớ hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã tàn sát nhẫn tâm, vào năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày mùng 1 tháng 6 hàng năm làm ngày quốc tế thế giới để bảo vệ trẻ em với mục đích yêu cầu chính phủ các nước phải giảm ngân sách quân sự, tăng ngân sách giáo dục, chịu trách nhiệm bảo vệ và chăm lo cho đời sống của thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày ⅙ hàng năm trở thành ngày của trẻ nhỏ.
Trên thực tế, lịch sử ngày Quốc tế thiếu nhi mùng 1 tháng 6 này chỉ được áp dụng ở một số nước theo Chế độ Chủ nghĩa xã hội trước đây, chẳng hạn như Việt Nam, Bulgari, Cuba và Trung Quốc. Còn lại, nhiều nước lựa chọn ngày tết thiếu nhi dựa trên đặc điểm lịch sử và văn hóa đặc trưng, chẳng hạn như tết thiếu nhi ở Hàn Quốc có nguồn gốc từ tết bé trai hay tết trẻ em Komodo no Hi ở Nhật Bản lại xuất phát từ tết Đoan Ngọ.
Ngoài ra, Đại hội đồng Liên Quốc cũng lựa chọn ngày 20/11 làm ngày thiếu nhi thế giới, hay còn gọi là ngày Quốc tế về Quyền trẻ em. Đây không chỉ đơn giản là một ngày để ăn mừng và vui chơi cho trẻ em mà còn là để mang lại nhận thức cho trẻ em toàn cầu, đồng thời tưởng niệm những trẻ em qua đời vì bạo lực trong các cuộc lạm dụng, bị khai thác bóc lột và phân biệt đối xử. Hiện nay, một số nước cũng sử dụng ngày 20/11 này làm ngày tết thiếu nhi chính thức của mình như Canada, Úc, Parkistan, Ai Cập…
Lịch sử ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam
Bên cạnh ngày Tết Trung thu diễn ra vào 15/8 âm lịch hàng năm, ngày Quốc tế thiếu nhi ⅙ ở Việt Nam cũng thực sự là một ngày hội tưng bừng dành cho thiếu nhi cả nước.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đầy ác liệt, nhà nước ta cũng đã quyết định lấy ngày 1/6/1950 làm ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ “măng non” cho Tổ Quốc; đồng thời, cũng ban hành Pháp lệnh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng, coi trách nhiệm ấy thuộc về toàn dân và toàn xã hội.
Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được học hành, được vui sướng… - chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ đó đến nay, vào ngày Quốc tế thiếu nhi mùng 1 tháng 6, trẻ em trên cả nước lại háo hức chờ đợi thư của bác Hồ, quà từ bố mẹ, người thân và đây cũng là một ngày để tất cả chúng ta hướng về trẻ em - những “mầm non” tương lai của đất nước.
Giờ thì bạn đã nắm được ngày Quốc tế thiếu nhi ra đời năm nào rồi đấy. Chúc bạn có một ngày lễ thiếu nhi vui vẻ và ấm áp bên gia đình.