Cúng tất niên là điều rất quen thuộc với nhiều người, nhưng có một vài lưu ý nhỏ mà bạn cần biết.
Giao thừa là thời khắc rất được chờ đợi trong năm. Và trước thời điểm này, cả gia đình sẽ quây quần bên mâm cúng tất niên, thưởng thức những món ăn ngon, cầu chúc cho nhau bình an, may mắn và thịnh vượng.
Tuy nhiên, vấn đề cúng tất niên cuối năm như thế nào thì không phải ai cũng biết. Nhiều người cho rằng đến đến cuối năm, cứ làm một mâm cúng đầy đủ hoa quả, thức ăn ngon là được. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm trên còn thiếu rất nhiều nghi lễ. Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Lễ cúng tất niên cuối năm 2023 nên được tiến hành trong nhà hay ngoài trời?
Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội), trước ngày giao thừa (ngày cuối cùng của năm) thì cần phải làm lễ trừ tịch với mục địch là đếm ngược thời gian sang năm mới. Ông Hùng cũng cho biết, trước thời khắc giao thừa, vào chiều ngày 30 Tết thông thường các gia đình sẽ làm lễ tất niên để con cháu sum họp, mời các cụ về ăn Tết.
Riêng đối với nghi lễ trong đêm giao thừa, ông Hùng hướng dẫn phải làm hai lễ, một lễ trong nhà và một lễ ngoài trời. Theo đó, lễ ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.
Thông thường lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có xôi gà và hoa quả, riêng lễ cúng này không cần dùng bát hương mà có thể cắm hương vào các đồ lễ cúng. “Một chi tiết đặc biệt lưu ý, đây là điều nhiều người vẫn còn mắc phải đó là riêng đối với năm Dậu (năm con gà) mọi người không dùng gà để làm lễ, thay vào đó có thể là một khổ thịt”, chuyên gia phong thủy Hùng nói.
Đặt gà cúng gia tiên quay ra hay quay vô?
“Lợn quay ra, gà quay vào” nghĩa là (khi cúng tế) mà nếu có đặt đầu lợn (hoặc cả con lợn) thì quay hướng đầu nhìn ra phía ngoài nhà; đặt gà thì để đầu gà hướng vào phía trong nhà.
Riêng về gà, theo ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông - Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), thì tùy lễ cúng mà có cách đặt để thích hợp.
Với mâm cúng trên bàn thờ gia tiên, thường là đặt đầu gà quay vào phía bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không nên đặt gà quay đầu ra, vì tư thế đó được cho là gà “không chịu chầu”.
Gà cúng nếu đầu quay ra ngoài sẽ đẹp mắt hơn; quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, trông không được đẹp. Tuy nhiên, theo ông Hà Thanh, cúng tế cốt mang ý nghĩa tâm linh chứ không phải cho có hình thức đẹp.
Với mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ông thần Hành khiển coi việc nhân gian đi qua. Dân gian tin rằng mỗi năm Âm lịch có một ông thần Hành khiển, năm nào thần giỏi giang, anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...
Trái lại, gặp phải ông thần lười biếng, kém cỏi, tham lam... thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Hết năm, thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng giao thừa để “tống cựu nghinh tân”, hướng đầu gà quay ra ngoài để đón ông thần mới.
Đặc biệt, trong cúng tất niên, cúng thần linh, gia tiên nói chung, gà trống được chọn làm lễ vật vì dân gian cho rằng gà trống có 5 đức lớn hơn hẳn các loại gia cầm khác: Văn (đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp), Võ (chân cứng, có cựa), Dũng (thấy đối thủ sẽ xông vào), Nhân (có thức ăn sẽ gọi đồng loại), Tín (đúng giờ sẽ cất tiếng gáy).
Trong lễ cúng giao thừa, người ta cho gà trống ngậm một bông hồng đỏ để tượng trưng cho hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời trong ngày đầu tiên năm mới, mang lại vận đỏ cho gia chủ. Vì thế, cúng giao thừa, người ta đặt gà trống quay hướng ra cửa, ngoài ý nghĩa đón ông thần Hành khiển coi việc nhân gian đi qua, còn là cách gọi vận may chiếu rọi vào cửa nhà mình.
Cách đặt hương và đèn, thắm hương như thế nào cho đúng?
Hương – đèn là hai lễ vật vô cùng quan trọng bắt buộc phải có trên bàn thờ gia tiên. Bởi theo quan niệm tâm linh thì nó chính là sợi dây gắn kết giữa hai thế giới âm – dương. Không chỉ riêng việc cúng tất niên cuối năm mà bất kỳ dịp quan trọng nào cũng đều cần lưu ý các nguyên tắc sau:
Mỗi bàn thờ cần có hai cây đèn (nến) đặt ở hai bên bàn thờ. Chúng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Bạn hoàn toàn có thể thay đèn bằng nến tùy theo thói quen của gia đình. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng chúng luôn được thắp sáng trong suốt quá trình diễn ra nghi thức.
Về hương (nhang), bát hương được đặt chính giữa bàn thờ tượng trưng cho trục linh khí chính – nơi kết nối hai thế giới (âm, dương). Thắp hương nên thắp theo số lẻ 1,3,5,7,… Vì số lẻ đại diện cho dương khí, mang lại may mắn. Ngược lại số chẵn 2,4,6,… nằm ở phần âm sẽ không tốt. Khi cúng tất niên cuối năm, đám giỗ hay các dịp quan trọng thì thắp 3 nén hương là phù hợp nhất. Bên cạnh đó 1 nén hương thường được dùng để thắp hàng ngày, giữ ấm bàn thờ. Nếu gia đình bạn có nhiều hơn 01 bàn thờ thì cần lưu ý thứ tự thắp như sau:
- Bàn thờ Phật, mẹ Quan Âm.
- Bàn thờ gia tiên.
- Bàn thờ thần tài, thổ địa.
- Bàn thờ ông táo
- Bàn thờ cho người mới mất
- Bàn thờ cúng cô hồn
Trên đây là tổng hợp những lưu ý khi làm lễ cúng tất niên 2023. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, sẽ phần nào giúp quý độc giả biết cách chuẩn bị thành công một ngày lễ cúng tất nhiên hoàn hảo và suôn sẻ nhất, để nhận được nhiều tài lộc và may mắn hơn cho năm tới nhé!