Đừng giễu cợt câu nói ‘Khen hàng xóm xinh đẹp cũng là bạo lực’ của ĐBQH: Quá nhiều bạo lực tinh thần cần cảnh giác

Đời sống 02/06/2022 11:53

Nói chẳng ngoa, có nghìn lẻ một kiểu bạo lực tinh thần trong gia đình, đôi ba câu nói, hành động vô cớ cũng khiến người bạn đời của mình tổn thương.

Vì sao khen hàng xóm cũng là bạo lực tinh thần?

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) cho biết, có những hành vi bạo lực gia đình cụ thể, rất dễ nhận biết; nhưng cũng có những hành vi không nghĩ đó là bạo lực gia đình mà lại gây khủng hoảng về tâm lý, tinh thần... thực tế đó cũng là biểu hiện của bạo lực.

Khi lên mạng xã hội chị Đỗ Thị Thu Thủy (25 tuổi, Vĩnh Phúc) đọc thấy nhiều bài viết chia sẻ về ý kiến này và hoàn toàn đồng tình. Theo chị, bạo lực gia đình không chỉ là việc vợ chồng động tay động chân mà còn nằm ở việc bạo lực tinh thần, như đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nêu quan điểm.

Đừng giễu cợt câu nói ‘Khen hàng xóm xinh đẹp cũng là bạo lực’ của ĐBQH: Quá nhiều bạo lực tinh thần cần cảnh giác - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 “Thậm chí, nỗi đau của việc bạo lực tinh thần này còn dai dẳng hơn bất kỳ hình thức nào. Những vết thương về tâm hồn đôi khi còn khó lành lặn hơn so với những vết thương xác thịt”, chị nói.

Làm vợ mới hơn 1 năm, cô gái trẻ tâm sự tâm lý chung của bất cứ người phụ nữ nào cũng muốn mình là người đẹp nhất trong mắt chồng. Những lời khen dành cho cô gái khác trước mặt vợ, dù vì lý do gì cũng sẽ gây nên những tổn thương.

 

Đừng giễu cợt câu nói ‘Khen hàng xóm xinh đẹp cũng là bạo lực’ của ĐBQH: Quá nhiều bạo lực tinh thần cần cảnh giác - Ảnh 2

Chị Thủy không thể tưởng tượng được việc chồng mình suốt ngày khen hàng xóm xinh đẹp sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tinh thần của mình. Theo chị, đó có thể là nguyên nhân gây nên sự rạn vỡ trong mối quan hệ vợ chồng.

“Đó cũng là lý do mà chồng chưa bao giờ khen cô gái khác trước mặt tôi. Có lần, anh khen một cô gái trên màn hình TV xinh đẹp, tôi thấy khó chịu và tắt ngay TV đi rồi. Đó cũng là lần cuối anh khen một cô gái với tôi”, chị cười nhớ lại.

Theo đại biểu Phan Thị Mỹ Dung khẳng định thêm: những hành vi bạo lực này diễn ra khá phổ biến nhưng rất khó nhận biết, nhất là văn hóa người Việt không muốn "vạch áo cho người xem lưng", "xấu chàng thì hổ thiếp"...

Im lặng cũng là bạo lực

"Chồng đi làm về nhà nhưng im lặng suốt, không nói gì cả, rồi "giận cá chém thớt", giận dỗi vô cớ... làm cho đối tượng bị tác động khủng hoảng về mặt tâm lý", bà Dung lấy ví dụ.

Những ám ảnh về những lần bạo lực sẽ khiến phụ nữ cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin, gặp ác mộng trong giấc ngủ. Bạo lực gia đình khi phụ nữ đang mang thai làm tăng khả năng sảy thai, sinh non. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình có dấu hiệu của hội chứng hậu chấn thương dẫn đến các trạng thái mất phương hướng hoặc rối loạn tâm thần với những suy nghĩ ảo tưởng hoặc hoang tưởng.

Những hình thức bạo lực có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và các rối loạn lo âu khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống,... Tình trạng căng thẳng, sợ hãi, lo lắng tạo ra các rối loạn tâm lý khác nhau. Hơn 50% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình mắc bệnh trầm cảm. Đó có thể là hậu quả tự nhiên của một tình huống mà người phụ nữ cảm thấy hoặc thực sự không thể chạy trốn với những cảm giác rằng cuộc sống hai vợ chồng sắp kết thsc, không chắc chắc về tương lai, sợ bị trả thù, mất quyền nuôi con, khó khăn về kinh tế,...

Đừng giễu cợt câu nói ‘Khen hàng xóm xinh đẹp cũng là bạo lực’ của ĐBQH: Quá nhiều bạo lực tinh thần cần cảnh giác - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

 “Việc các ĐBQH đưa ra nhiều ví dụ về hành vi bạo lực gia đình thì càng chứng tỏ họ quan tâm và có trách nhiệm đối với vấn đề này. Không nên giễu cợt họ. Báo chí cũng đừng trích một hai câu ra khỏi ngữ cảnh để câu view”, TS Khuất Thu Hồng nhấn mạnh. Luật càng chi tiết càng tốt, càng chứng tỏ những người làm luật muốn luật thực sự là công cụ hiệu quả để phòng ngửa và xử lý những hành vi sai trái.

Theo bà Dung, để Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả thì giải pháp đó là sự chia sẻ, tư vấn để giải tỏa tâm lý. Những người bị khủng hoảng về mặt tâm lý, tinh thần trong gia đình cần phải chia sẻ được với Hội Phụ nữ, bác sĩ tư vấn, người già thì có Hội Người cao tuổi...

Chứng minh cho ý kiến nêu ra, bà Tuyết dẫn lại trường hợp bé gái 8 tuổi ở quận Bình Thạnh - TPHCM. "Nếu như nhận được sự quan tâm của cộng đồng nhiều hơn, vai trò từ phía trường học được phát huy tốt hơn thì có thể trường hợp bé gái 8 tuổi đã không xảy ra đáng tiếc" - bà Tuyết nói và cho rằng hiện trong cộng đồng biết có bạo lực gia đình nhưng vẫn có quan điểm "đó là việc riêng của nhà người ta, việc riêng của hai vợ chồng nhà họ, họ dạy con không liên quan tới hàng xóm và họ không có trách nhiệm".

 

Bạch Lan Phương lấp lửng chuyện sinh con trai ngay sau ngày thiếu nhi, Huỳnh Anh đáp trả thế nào?

Huỳnh Anh là diễn viên gây chú ý khi công khai chuyện tình với mẹ đơn thân hơn 6 tuổi Bạch Lan Phương.

TIN MỚI NHẤT