Drift là khi người điều khiển cố tình làm thừa lái ở tốc độ cao, khiến bánh sau trượt trên đường nhưng vẫn có thể đảm bảo được tốc độ và hướng di chuyển của xe như mong muốn, sẽ gây nguy hiểm trong khu dân cư.
- Thông tin MỚI vụ nghi phạm sát hại người phụ nữ, giấu thi thể trong ô tô ở Hà Nội: 'Hung thủ có thể đối diện mức án cao nhất là tử hình'
- Phẫn nộ trước sự thờ ơ của kẻ giết người phụ nữ, giấu xác trong ô tô ở Hà Nội: 'Nghi phạm vẫn chơi game trong lúc bỏ trốn'
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” đối với Nguyễn Ngọc Thắng (SN 1984, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, nơi ở tại phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, TP Hà Nội).
Thắng là tài xế điều khiển xe ô tô nhãn hiệu NISSAN màu trắng, BKS 30H-694.04 drift náo loạn nhiều vòng quanh bùng binh trước Nhà hát Lớn Hà Nội vào khoảng 1h30, sáng 17/4. Sự việc sau đó được cộng đồng mạng chia sẻ đoạn clip lên mạng xã hội.
Nguyễn Ngọc Thắng đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”
Trao đổi với PV, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp cho hay, xã hội sẽ rất đồng tình với cơ quan công an ra lệnh bắt đối với tài xế, đây là quy trình hoàn toàn có căn cứ và đúng theo quy định của pháp luật.
Luật sư Cường phân tích, theo quy định tại Điều 318, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào gây rối trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội hoặc là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
“Với tội danh nói trên thì tài xế điều khiển xe ô tô drift náo loạn trước Nhà hát Lớn Hà Nội có thể sẽ bị phạt đến 2 năm tù. Còn nếu trường hợp mà thuộc một trong các trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 2, Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hình phạt còn có thể từ 2 năm đến 7 năm tù. Đây là quy định nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi gây rối trật tự công cộng” – Luật sư Cường phân tích.
Trật tự công cộng là trật tự được thiết lập trên cơ sở các quy tắc sinh hoạt trong cộng đồng và trên các cơ sở các quy định pháp luật để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội và với những hành vi mà điều khiển xe ô tô lạng lách, đánh võng hoặc là phóng nhanh vượt ẩu, hoặc là drift (người điều khiển cố tình làm thừa lái ở tốc độ cao, khiến bánh sau trượt trên đường nhưng vẫn có thể đảm bảo được tốc độ và hướng di chuyển của xe như mong muốn) thì rõ ràng trong khu dân cư là rất nguy hiểm.
TS. luật sư Đặng Văn Cường cho biết thêm: “Nếu hành vi trên mà không xử lý nghiêm thì có thể sẽ tạo ra những tiền lệ xấu và sẽ có người khác học theo, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác và gây dư luận xấu. Có thể nói đây là một bài học sâu sắc để những thanh niên khác đang có ý đồ thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng phải dừng lại ngay.” – Luật sư Cường nói.
Nguyễn Ngọc Thắng đã điều khiển xe ô tô nhãn hiệu NISSAN màu trắng, BKS 30H-694.04 chạy tốc độ cao, rú ga, drift nhiều vòng quanh bùng binh tại trước Nhà hát Lớn, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn cho người tham gia giao thông.
Cùng phân tích về vụ việc này, luật sư Diệp Năng Bình - trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết, "gây rối trật tự công cộng” là hành vi được thực hiện có chủ đích của các đối tượng. Cố ý với các hoạt động, tác động làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Mang đến các mất trật tự theo chủ đích của đối tượng đó. Thường mang đến lợi ích không chính đáng cho chính họ hoặc chủ thể khác trong ràng buộc lợi nhuận.
Với các hoạt động cũng như quy định trong sử dụng nơi công cộng được các cơ quan khác bảo đảm. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Làm khuấy động với các ổn định và bảo đảm trật tự đang được thực hiện. Và thường được thực hiện bởi một hay một nhóm người. Các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sử dụng nơi công cộng bị xâm phạm.Trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng với phạm vi tương ứng cách thức tiếp cận. Và nghiêm trọng hơn có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội. Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ. Các quy định pháp luật không được bảo vệ và tôn trọng. Bị xâm phạm làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của nhà nước.
Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về Tội gây rối trật tự công cộng.
Theo đó các hành vi và tính chất xác định với đồng thời các đặc điểm:
– Người nào thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng.
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội/ Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này/ Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.Khi đó, đối tượng thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
"Như vậy, với các tác động ảnh hưởng đến trật tự công cộng được bảo đảm. Khi đã được cơ quan nhà nước giáo dục, cưỡng chế với hành vi này trước đó. Và thực hiện tiếp tục các hành vi này chứng tỏ đối tượng chưa nhận thức được sai phạm của mình. Cần có biện pháp nghiêm khắc hơn, tước đi một số quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Với hình phạt được áp dụng có thể là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù", luật sư Diệp Năng Bình nhấn mạnh.