Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã xuống cơ sở bánh mì Băng, nơi các bệnh nhân từng mua bánh mì ăn trước đó, để lấy mẫu thức ăn giám định nhằm xác định nguyên nhân ngộ độc.
- Lời khai 'lạnh người' của cha ruột đánh con gái 9 tháng tuổi chấn thương sọ não, tử vong ở Tây Ninh
- Giận chồng bỏ về nhà bố mẹ đẻ, 1 tuần sau quay lại, vừa mở cửa thì tôi bủn rủn tay chân với cảnh tượng trước mắt
Theo thông tin từ báo Pháp luật TP.HCM, chiều 3/5, sau khi làm việc với Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, bệnh viện Nhi Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa Long Khánh, Đoàn công tác của Bộ Y tế cùng đại diện Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, UBND TP Long Khánh đã đến tiệm bán bánh mì B (đường Trần Quang Diệu, phường Xuân Bình, TP Long Khánh) để khảo sát, lấy mẫu xét nghiệm.
Tại đây, chủ tiệm trao đổi về quy trình làm một số nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu để bán bánh mì như: thịt, làm pate (tự làm), ngò, dưa leo, đồ chua, nước sốt….
Theo bà B thì tiệm bán bánh mì của gia đình bà đã bán gần 20 năm nay và được nhiều người ở TP Long Khánh biết đến. Nhưng thực phẩm gia đình lấy về để bán bánh mì hay thực phẩm tươi sống để chế biến, tự làm đều lấy từ “mối” quen nhiều năm nay và chưa xảy ra điều gì bất thường, không có chuyện gây ngộ độc bao giờ.
Cũng theo vợ chồng chủ tiệm bánh mì, sau khi xảy ra sự việc nhiều người bị ngộ độc, cơ quan chức năng cũng đã làm việc với những người bán, tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm và niêm phong hai tủ đông.
Tính đến chiều ngày 3/5, số bệnh nhân liên quan đến vụ ngộ độc đã lên đến 487 ca. Ngoài những bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Nai, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, có 1 bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.
Theo thông tin từ báo Người Lao Động, kết quả kiểm tra bước đầu xác định, tiệm bánh mì Băng bán bánh mì thịt bao gồm: bánh mì, pate tự làm (gan heo, thịt mỡ), chả lụa, thịt nguội, thịt heo, dưa muối chua tự làm (cà rốt, củ cải trắng), nước sốt tự làm (gồm nước hầm thịt heo, hạt nêm, bột ngọt, nước tương).
Nguyên liệu thực phẩm được chế biến và bán tại nhà. Theo báo cáo của đại diện cơ sở, tiệm bánh mì Băng phục vụ khoảng 1.000 ổ bánh mì thịt trong ngày 30-4 và khoảng 500 ổ bánh mì thịt từ 6-8 giờ ngày 1-5.
Ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đề nghị thành phố Long Khánh chỉ đạo các trường học tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại các bệnh viện trong việc thi học kỳ 2.
Ông Long đề nghị các cơ quan quản lý tại Đồng Nai nhìn lại công tác quản lý về an toàn thực phẩm, tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong thời tiết nắng nóng hiện nay, cần xác định các hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc diện nguy cơ cao. Ngành chức năng cần hướng dẫn họ có giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo quản thực phẩm cho tốt.
Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhất là những cơ sở bán thực phẩm với số lượng lớn như tiệm bánh mì Băng. Cơ sở nào sai phạm phải xử lý nghiêm, kể cả những cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, thậm chí phải kiểm tra nhiều hơn những cơ sở này chứ không chỉ kiểm tra những cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, qua điều tra cho thấy, thời gian ủ bệnh trung bình của các bệnh nhân từ 4-8 giờ. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy, nôn ói.
Tiệm bánh mì không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tổng số lao động làm việc trực tiếp là 4; không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; không có giấy khám sức khỏe.
Cơ quan chức năng đã lấy mẫu thực phẩm gửi kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm tại Viện Y tế công cộng TP HCM.
Đoàn tiến hành niêm phong thực phẩm và giao cơ sở tự bảo quản trong tủ đông tại cơ sở. Đồng thời thực hiện phết mẫu dịch tỵ hầu của 4 người chế biến thực phẩm.
Lực lượng chức năng đã yêu cầu cơ sở tiếp tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh cho đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiếp tục phối hợp điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm.