Thời gian gần đây, trên MXH xuất hiện nhiều cảnh báo về việc chỉ nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng khiến nhiều người lo lắng, hoang mang
- Phát hiện thi thể học sinh lớp 5 dưới kênh, gia đình đau đớn nhận tin
- Hà Nội: Phát hiện gần một tấn đặc sản "trứng gà non" hôi thối chuẩn bị tuồn vào nhà hàng
Theo thông tin từ báo Người lao động, tài khoản tên N.D.S chia sẻ trên MXH thông tin một đồng nghiệp nhận được cuộc gọi hỏi được tiêm phòng chưa và làm theo hướng dãn nếu được tiêm phòng ấn phím 1, chưa tiêm phòng ấn phím 2. Sau đó, anh ta ấn phím 1 và điện thoại bị chặn… Mọi người cẩn thận nha. Chỉ cần làm theo hướng dẫn của nó trong vòng 3 giây là nó lấy được hết thông tin tài khoản ngân hàng, nó vô hiệu hóa điện thoại mình, máy chủ mình nó điều khiển. Khi nó rút tiền, ngân hàng nhắn OTP vào số điện thoại mình nhưng nó nhận được,…
Tương tự, một tài khoản khác chia sẻ câu chuyện nhận được cuộc gọi từ số 059xxx và có nhấc máy trả lời nhưng không có hồi âm… Sau đó, người này khẳng định không có nhắn tin hay vào app, link linh tinh nhưng ngủ 1 đêm thì điện thoại sập nguồn. Sáng hôm sau vào app ngân hàng thì ngân hàng yêu cầu đặt lại mật khẩu, vào rồi phát hiện tài khoản bị trừ 30 triệu đồng.
Tất cả những thông tin trên, thu hút khá đông người xem bởi các giao dịch online càng nhiều, tiện lợi cũng kéo theo nhiều rủi ro.
Theo nguồn tin từ báo Lao động, sáng ngày 23/4, chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu (đồng sáng lập Dự án Chống Lừa Đảo trên không gian mạng) khẳng định những thông tin trên là sai sự thật.
Người dùng chỉ bị mất tiền qua cuộc gọi điện thoại chỉ trong các trường hợp:
Thực hiện thao tác hướng dẫn của cuộc gọi. Ví dụ bấm phím 1, phím 2... thì có thể sẽ bị mất tiền cước viễn thông.
Bị các cuộc gọi dẫn dụ vào đường link lừa đảo, hoặc tải file có nguy cơ đánh cắp thông tin.
Người nhận cuộc gọi bị dẫn dụ đầu tư tài chính hoặc thực hiện lệnh chuyển tiền theo hướng dẫn của cuộc gọi.
Tuy nhiên, ông Hiếu nói rằng các chiêu lừa này vốn không phải là mới, nhưng chúng ngày càng biến tướng tinh vi hơn.
Một tin đồn thất thiệt nêu trên đó là nếu bấm gọi lại số thuê bao Flash AI, toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ bị mất sạch. Tin giả về chuyện nghe điện thoại mất tiền đã xuất hiện trong vài năm qua. Về vấn đề này, Bộ Thông tin Truyền thông từng khẳng định: Hiện tại ở Việt Nam, không có dịch vụ điện thoại nào mà người nghe phải trả tiền. Việc gọi lại hoặc thao tác bấm số rồi bị sao chép thông tin liên lạc, ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc chiếm đoạt tiền trong tài khoản là không hề có cơ sở. Không thể xâm nhập được sim điện thoại của người dùng dù thực hiện thao tác như trên.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cũng đưa ra khuyến cáo người sử dụng nên tỉnh táo và không tiếp tay cho các vụ lan truyền đồn nhảm gây hoang mang cho những người khác. Với cảnh báo lừa đảo, thông tin không rõ ràng được chia sẻ trên diễn đàn, mạng xã hội, người dùng có thể phản ánh với bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà mạng.