Theo số liệu của điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên ở Việt Nam lần thứ 2 (do Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, WHO tổ chức năm 2000) trên 10.000 thanh thiếu niên, thực hiện tại 63 tỉnh thành có tới 409 người (4,1%) có ý định tự tử
- Vụ nữ sinh lớp 8 bị đánh hội đồng: Nạn nhân trong tình trạng hoảng loạn, đang được điều trị tâm lý
- Xử lý nữ sinh viên đăng thông tin kích động bạo lực học đường trong vụ học sinh trường chuyên Nghệ An tự tử
Chia sẻ với báo Phụ nữ Việt Nam, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai PGS.TS Nguyễn Doãn Phương, nguyên nhân dẫn đến việc người trẻ tự tử nhiều hiện nay là do bị trầm cảm.
Là tình trạng rối loạn tâm lý phổ biến có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, điều này phổ biến hơn ở phụ nữ. Căn bệnh rất nguy hiểm cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Nếu không sẽ nhanh chóng chuyển sang ý định tự tử.
Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2. Do phụ nữ có sự thay đổi hormone ở các giai đoạn trong cuộc sống. Những thay đổi ở tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, bị sẩy thai, giai đoạn mãn kinh… đều có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam (giảng viên Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam) những nguyên nhân khác dẫn đến trầm cảm, làm gia tăng ý định tự tử ở người trẻ bao gồm: Tác động của mạng xã hội và môi trường sống.
Hiện nay mạng xã hội gây tác động rất mạnh đến người dùng. Nhất là với người trẻ. Sự tràn lan các video độc hại trên youtube, tiktok, facebook đều có thể dẫn đến những hành động tiêu cực. Ví dụ như hiệu ứng domino tự tử chính là thủ phạm tiếp tay cho rất nhiều trường hợp người trẻ tự tử trên toàn thế giới.
Đồng thời, tác động của môi trường sống cũng dẫn đến chứng lo âu, trầm cảm ở người trẻ. Nhiều gia đình hiện này đang tạo áp lực cho con cái trong học hành, trong công việc. Nhiều hoàn cảnh gia đình đôi khi chính là điều khiến các em tự cảm thấy áp lực. Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc, gia đình có hành vi bạo lực... cũng dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái. Thói quen dùng thuốc, chất kích thích, bia rượu... Tất cả đều làm tăng khả năng trầm cảm ở trẻ, dẫn đến ý định tự tử đáng tiếc.
Những mâu thuẫn trong quan điểm đời sống như bạo lực học đường cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm, dẫn đến hành vi tự tử ở người trẻ. Trường học như ngôi nhà thứ 2 của trẻ nhưng ở nơi đó, em bị xa lánh, bị cô lập. Trong khi đó, tâm sinh lý trẻ chưa ổn định cũng dễ dẫn đến những hành động đáng tiếc.
Gần đây nhất, theo nguồn tin từ báo Lao động, ngày 16/4, nữ sinh N.T.Y.N, học sinh lớp 10A15, trường THPT chuyên ĐH Vinh (Nghệ An) tự tử nghi do áp lực trong quá trình học tập.