Tiểu đường ăn gì, kiêng gì là mối quan tâm của rất nhiều người mắc phải chứng bệnh này, bởi thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến chỉ số đường huyết của người mắc tiểu đường.
Chế độ dinh dưỡng, thực phẩm cho người bị tiểu đường rất quan trọng. Những bữa ăn hợp lý giúp người bị tiểu đường duy trì được lượng đường huyết ổn định. Vậy tiểu đường ăn gì, kiêng gì, chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.
Những thực phẩm dành cho người tiểu đường
Có một số loại thực phẩm phù hợp với người tiểu đường và cũng là những gợi ý khi bạn đang có thắc mắc tiểu đường ăn gì.
- Rau, củ chứa nhiều chất xơ: Các loại rau như củ cải, cải xanh… là những loại rau rất thích hợp cho người tiểu đường, bởi trong rau luôn chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, rau củ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, những loại rau củ này chứa hàm lượng carbohydrate và calo thấp không làm tăng chỉ số đường huyết.
- Một số thực phẩm chứa tinh bột phù hợp: Vì người bệnh tiểu đường cần phải hạn chế tinh bột cũng như đường nên cần phải lựa chọn các loại thực phẩm thay thế ít hoặc không chứa tinh bột, để không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Một số loại thực phẩm phù hợp như: gạo lứt, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt…
- Cá: Cá là món ăn cho người tiểu đường rất phù hợp bởi nó cung cấp các chất đạm, chất béo lành mạnh cho cơ thể, thay thế được thịt. Một số loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi… vừa tốt cho người tiểu đường lại có lợi cho tim mạch. Bạn có thể ăn từ 3 – 4 bữa cá/ tuần, tuy nhiên chỉ nên làm các món nấu, hấp, luộc với cá, tránh những ăn có nhiều dầu mỡ.
- Các loại đậu: Một số món ăn như đậu, đậu hũ cũng rất tốt cho người bị tiểu đường, nó cung cấp vitamin, các chất chống oxy hóa trong cơ thể mà không làm tăng đường huyết. Trên đây là những loại thức ăn cho người tiểu đường, chúng ta cùng tìm hiểu các loại trái cây phù hợp với người bị tiểu đường.
- Cam, bưởi: Trong thành phần của cam và bưởi chứa nhiều vitamin C, chất xơ cần thiết, nhưng chúng lại không làm tăng lượng đường trong cơ thể. Vì vậy, bạn có thể sử dụng cam hoặc bưởi sau mỗi bữa ăn hàng ngày.
- Dâu tây: Dâu tây có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và các chất xơ giúp kiểm soát tình trạng đái tháo đường hiệu quả. Ngoài ra, dâu tây còn giúp người bệnh tiểu đường không còn cảm giác thèm ăn, cung cấp năng lượng và cân bằng lượng đường có trong máu người bệnh.
- Táo: Táo có chỉ số đường huyết ở mức thấp, chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra trong thành phần của táo có chứa pectin giúp loại bỏ độc tố ở cơ thể cũng như giảm nhu cầu đường ở người bệnh tiểu đường.
- Bơ: Hàm lượng đường trong bơ rất thấp đồng thời cung cấp nhiều chất béo và kali lành mạnh cho người tiểu đường. Bơ cũng giúp làm giảm chất béo trung tính và cholesterol xấu bên trong cơ thể.
- Đu đủ: Chỉ số đường trong đu đủ ở ngưỡng an toàn với người tiểu đường. Đu đủ chứa các enzyme có tác dụng bảo vệ bệnh nhân đái tháo đường chống lại các gốc tự do có hại. Ngoài ra, đu đủ còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Đây là những loại trái cây tốt cho người tiểu đường. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng một số loại trái cây khác như: lê, lựu, dứa… cũng rất an toàn, không làm tăng đường huyết.
Những thực phẩm người tiểu đường không nên dùng
Giờ đây, bạn đã tự trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường kiêng ăn gì cũng không quan trọng không kém. Hãy tiếp tục tìm hiểu về các loại thực phẩm không có lợi với người tiểu đường.
- Hạn chế tinh bột: Hàm lượng tinh bột có trong gạo trắng, bánh mì, miến… rất lớn. Chúng làm tăng lượng đường huyết trong máu, dẫn đến chỉ số đường huyết của người bệnh sẽ tăng cao. Vì vậy, nên sử dụng các thực phẩm chứa ít tinh bột thay thế hoặc hạn chế thấp nhất việc sử dụng tinh bột trong các bữa ăn.
- Hạn chế chất béo: Người bệnh tiểu đường không nên sử dụng các loại thịt mỡ, nội tạng động vật, da của các loại gia cầm… bởi chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa làm tăng chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này còn chứa nhiều cholesterol làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
- Không sử dụng các đồ ăn ngọt: Các món ăn chứa nhiều đường, bánh kẹo, nước ngọt… đều làm tăng chỉ số đường huyết. Ngoài ra, không nên sử dụng các loại hoa quả sấy khô, mứt vì nó chứa nhiều đường.
- Không hút thuốc lá: Các thành phần độc tố từ thuốc lá làm giảm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết.
Trên đây là những nội dung giải đáp thắc mắc tiểu đường ăn gì và không nên ăn gì. Mong rằng, bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích để người bị tiểu đường có thể lên thực đơn cho các bữa ăn phù hợp, đủ dưỡng chất mà không làm tăng chỉ số đường huyết.