Rau củ muối chua, đặc biệt là cải chua hay dưa muối là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ bầu. Vì vậy, nhiều chị em không tránh khỏi thắc mắc mẹ bầu ăn dưa muối được không? hoặc mẹ bầu ăn cải chua được không?
- 5 thói quen ăn sáng gây viêm nhiễm, 'dẫn lối' cho tiểu đường, ung thư
- Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 3 cách nhận biết thực phẩm ôi thiu trong mùa hè
Nhiều mẹ bầu chỉ thèm cải chua hay một số loại rau củ muối khác trong giai đoạn ốm nghén nhưng cũng có nhiều chị em rất thích món ăn này và luôn có cảm giác thèm ăn cải chua trong suốt thai kỳ. Rau củ muối không phải là món cấm của các mẹ bầu nhưng cũng có một số lưu ý nhất định khi ăn món ăn này.
Bà bầu có ăn cải chua được không?
Bà bầu có thể ăn được dưa muối, tuy nhiên trong thời kỳ mang thai này các bà bầu nên ăn hạn chế cho bớt cơn thèm, không nên ăn đã cơn thèm. Bởi vì nếu mang bầu ăn nhiều dưa muối sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Có thể nói cách khác, không chỉ món dưa muối mà hầu như những món ăn khác khi ăn uống cần giữ điều độ để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất. Các chuyên gia cũng khuyên các bà bầu không nên ăn gấp đôi, ăn cho con như mọi người vẫn thường nghĩ.
Trong cải chua và một số loại rau củ muối thường có chứa nhiều vitamin C, natri và kali nên có thể mang đến một số lợi ích cho sức khỏe. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn cải chua được không” là “có” nếu mẹ bầu không bị dị ứng với loại thực phẩm này và đảm bảo chỉ ăn mức vừa phải.
Giá trị dinh dưỡng của món cải chua
Dưa muối được muối bằng nhiều loại rau trong đó phổ biến nhất là lá cải (cải bẹ xanh, cải cay) có Protid, Lipid, Glucid, Celulose, Caroten, Vitamin C, Axit amin và các nguyên tố Canxi, Sắt. Cứ 100g cải xanh muối dưa có 85,6g nước; 1,7g Protid; 2,3g Axit lactic; 2,3g chất xơ; 3,4g tro và có khả năng sinh nhiệt 16 calo/100g.
Vì nguyên liệu chính là rau xanh nên dưa muối cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ. Bà bầu ăn dưa muối không chỉ giúp ngon miệng mà còn cung cấp chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón trong quá trình thai kỳ.
Một mặt, chất xơ trong rau cải chua gần như tương tự như với các loại rau đã nấu chín, các vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như A, D, E và K cũng được giữ lại trong quá trình ngâm. Mặt khác, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nhấn mạnh rằng các loại rau củ ngâm như kim chi là một nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào.
Rau quả được lên men tự nhiên, cũng có thêm lợi ích của việc thúc đẩy các vi khuẩn có lợi của đường ruột. Các nghiên cứu tại Mỹ và Hàn Quốc đã thống kê được hàng loạt chất dinh dưỡng trong món rau ngâm quen thuộc như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ và đường.
Các khoáng chất được tìm thấy trong rau củ ngâm bao gồm sắt, magiê, phốt pho, kali và natri. Các loại rau ngâm cũng chứa nhiều vitamin bao gồm vitamin C, thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B-6, folate, vitamin B-12, vitamin A, vitamin E, vitamin D và vitamin K.
Một số tác hại khi bầu ăn rau củ muối
Vì để làm thành dưa muối thì phải qua quá trình lên men, tạo thành các axit lactic nên nhiều chị em phụ nữ mang thai không dám ăn vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Thật ra, bà bầu không cần kiêng hoàn toàn dưa muối vì chúng không hề liên quan gì đến quá trình “hậu sản”. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên rằng phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều dưa muối, đặc biệt là dưa xổi, dưa còn xanh.
Nếu bà bầu ăn phải dưa muối đã quá chua, để lâu ngày hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể xuất hiện hiện tượng đau bụng, táo bón,…Điều này không hề tốt đối với phụ nữ đang mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ bị sẩy thai, sinh non.
Ngoài ra các chất có trong rau củ muối cũng ảnh hưởng tới các mẹ bầu:
- Natri: Hàm lượng natri cao đến từ quá trình ủ muối lên men. Việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp và giữ nước trong cơ thể, gây phù nề, tăng cân và các vấn đề khác liên quan tim mạch.
- Độ chua: Chúng gây cảm giác khó chịu, kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt là đối với những mẹ bầu đang bị ốm nghén hoặc có tiền sử bị ợ chua và trào ngược dạ dày.
- Vi khuẩn: Quá trình muối chua rau củ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn Listeria, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và đe dọa sự phát triển của bé.
- Chất bảo quản: Một số loại rau củ muối chua trên thị trường có thể chứa các chất điều chỉnh độ axit và chất bảo quản hóa học, gây ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.