Thêm thứ này vào trà xanh khi uống nhận về 6 lợi ích thần kỳ như thuốc bổ: Chống mỡ máu cao, tăng oxy hóa gấp 6 lần

Dinh dưỡng 19/10/2023 16:51

Trà xanh mang lại các tác dụng tốt với bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, ung thư, đột quỵ, mất trí nhớ, bệnh nha chu, và đặc biệt còn giúp giảm mỡ hiệu quả.

Cơ chế hoạt động của trà xanh

Theo thông tin đăng tải trên trang Medlatec, trà xanh là một loại thức uống được nhiều người biết đến và yêu thích. Không những thế, thảo dược này còn được dùng trong y học như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh.

Không giống như các loại trà khác, trà xanh không được lên men mà sản xuất theo phương pháp dùng nhiệt độ cao để sấy khô. Nhờ quá trình sản xuất này mà trà xanh vẫn giữ được các phân tử quan trọng là polyphenol.

Thêm thứ này vào trà xanh khi uống nhận về 6 lợi ích thần kỳ như thuốc bổ: Chống mỡ máu cao, tăng oxy hóa gấp 6 lần - Ảnh 1

Trà xanh chứa hoạt chất EGCG với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Ảnh: Internet

Phân tử Polyphenol có khả năng ngừa sưng viêm, bảo vệ sụn khớp, giảm thoái hóa, chống nhiễm trùng và giảm sự phát triển của tế bào bất thường ở cổ tử cung,... Ngoài ra, 2 - 4% cafein có trong trà xanh tác động đến việc sự tỉnh táo và tư duy, tăng hàm lượng nước tiểu và cải thiện chức năng của tế bào tiếp nhận thông tin não đối với bệnh Parkinson. Chất cafein của trà xanh còn tăng cường giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh có ở não từ đó kích thích tim, hệ thống thần kinh và cơ.

Các tác dụng của trà xanh

Bài viết đăng tải trên Báo VnExpress cũng tiết lộ, trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu.

- Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Uống trà xanh có thể góp phần giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Một đánh giá của 31 nghiên cứu cho thấy, trà xanh có liên quan đến việc giảm đáng kể lượng cholesterol "xấu".

Thêm thứ này vào trà xanh khi uống nhận về 6 lợi ích thần kỳ như thuốc bổ: Chống mỡ máu cao, tăng oxy hóa gấp 6 lần - Ảnh 2
Trà xanh có nhiều tác dụng. Ảnh: Internet

Các hợp chất chống viêm trong trà xanh như EGCG được chứng minh có tác dụng làm giãn và giảm viêm mạch máu. Uống 3-5 tách trà xanh mỗi ngày, cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 41%.

- Tăng cường sức khỏe não bộ

Trà xanh giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, góp phần chống lại sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác, các bệnh thoái hóa thần kinh. Trà xanh cũng chứa caffein, L- theanine - một loại axit amin có ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng, giảm căng thẳng và tăng cường sản xuất dopamine và serotonin.

Một nghiên cứu cho thấy, uống trà xanh có thể làm giảm 64% nguy cơ suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

- Thúc đẩy giảm cân

Một số nghiên cứu phát hiện rằng caffein và catechin trong trà xanh có thể tăng tốc độ trao đổi chất và giúp đốt cháy chất béo. Một nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất trà xanh (GTE) đối với việc giảm cân cho thấy, sau 12 tuần nhữn người tham gia nghiên cứu bổ sung GTE giảm cân đáng kể và chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn.

Thêm thứ này vào trà xanh khi uống nhận về 6 lợi ích thần kỳ như thuốc bổ: Chống mỡ máu cao, tăng oxy hóa gấp 6 lần - Ảnh 3
Trà xanh dễ uống và có thể bổ sung đều đặn. Ảnh: Internet

- Điều chỉnh lượng đường trong máu

Bệnh tiểu đường type 2 có liên quan đến lượng đường trong máu tăng cao, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng không đúng cách. Các nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể góp phần chống lại bệnh tiểu đường type 2 bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin.

Một đánh giá và phân tích 19 nghiên cứu liên quan đến hơn một triệu người trưởng thành ở 8 quốc gia cho thấy, uống ít nhất 4 tách trà xanh hoặc trà ô long mỗi ngày trong hơn 10 năm có thể góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

- Góp phần chống lại một số loại ung thư

Trà xanh giàu polyphenol, giúp chống lại các gốc tự do và có thể giúp bảo vệ tế bào và DNA khỏi bị hư hại. Tổn thương oxy hóa có liên quan đến chứng viêm mạn tính, có thể dẫn đến sự phát triển ung thư. Nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm: ung thư vú, đại thực tràng, ung thư miệng...

6 thứ kết hợp với trà xanh mang đến lợi ích 'thần kỳ'

Theo Báo Phụ nữ Thủ đô, trà xanh kết hợp với 6 nguyên liệu tăng khả năng chống oxy hóa và giảm cân

- Trà xanh + chanh: Trì hoãn lão hóa

Theo Đại học Purdue ở Mỹ, nước chanh có thể tối đa hóa tỷ lệ hấp thu catechin và giúp cơ thể hấp thụ lượng catechin nhiều hơn gấp 6 lần. Nó không chỉ có thể cải thiện hiệu quả tiêu thụ chất béo, tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ của nó còn có thể giúp trì hoãn lão hóa và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

- Trà xanh + Bạc hà: Thư giãn, giảm stress

Bạc hà không chỉ có tác dụng sảng khoái, giảm trầm cảm và xoa dịu tinh thần, các thầy thuốc đông y còn chỉ ra trà xanh kết hợp với bạc hà có tác dụng xua gió, giải nhiệt do thời tiết nóng bức và tốt cho những người thường xuyên ra vào phòng máy lạnh.

- Trà xanh + Gạo lứt: Loại bỏ tình trạng cellulite (da sần vỏ cam do béo phì) và giảm huyết áp

Trà gạo lứt được làm từ trà xanh và gạo lứt (gạo lứt chiên). Gamma oryzanol và axit gamma aminobutyric trong gạo lứt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và triglycerid, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và tiểu đường, ngăn ngừa bệnh tim mạch, bệnh mạch máu.

- Trà xanh + mận ngâm: Tăng khả năng miễn dịch và chống cảm cúm

Axit citric trong mận ngâm có thể thúc đẩy hoạt động của tế bào miễn dịch và cải thiện môi trường đường ruột. Ngoài ra, polyphenol và lignan trong mận ngâm có thể chống lại virus cúm, trong khi catechin trong trà xanh có đặc tính chống oxy hóa mạnh và cũng hữu ích trong việc giảm khả năng lây nhiễm của virus.

- Trà xanh + Bột quế: Thúc đẩy tuần hoàn máu

Quế có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ngoại vi, thêm 3g bột quế có thể làm cho trà xanh có vị ấm hơn và êm dịu hơn. Nếu không quen với vị quế, bạn có thể thử cho thêm đường phèn vào để làm dịu vị. Tuy nhiên, quá nhiều đường sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của trà xanh, vì vậy bạn nên chú ý sử dụng hạn chế.

- Trà xanh + Cà phê: Giúp thư giãn và giảm cân

Nếu muốn uống trà xanh để giảm cân, bạn cũng có thể thử thêm cà phê đen. Axit chlorogen trong cà phê, giống như catechin trong trà xanh, có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, theanine trong trà xanh cũng có thể ức chế tác dụng kích thích ban đầu của cà phê.

Uống trà xanh đúng cách

Bài viết đăng tải trên Báo Lao Động cho hay, để trà xanh phát huy hết tác dụng của nó, bạn nên ghi nhớ một số điều dưới đây:

- Rửa trà sạch trước khi dùng:

Rửa sạch trà trước khi dùng (đối với trà tươi) sau đó tráng sơ trà qua 1 lần trước trước khi pha (điều này áp dụng cả với trà khô và trà tươi);

- Pha trà ở nhiệt độ vừa phải: Nhiệt độ pha trà phù hợp là khoảng 80 độ C, không pha trà với nước đang sôi. Bạn cũng không nên uống trà quá nóng, khi uống chè xanh quá nóng sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.

- Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 500ml nước trà.

- Không nên để trà qua đêm kể cả cho vào tủ lạnh.

- Không nên cho đường vào trà: Đường kết hợp với nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng mật ong thay đường, và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.

- Tránh uống trà đặc: Để tận dụng hết ưu điểm của trà xanh, hãy pha trà ở mức vừa phải, không quá đặc.

- Không nên uống quá nhiều trà xanh: Chỉ uống 1-2 ly trà xanh mỗi ngày là đủ. Nếu uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ,…

- Không uống trà với thuốc: Nếu bạn đang uống trà xanh, không nên uống cùng với bất kỳ loại thuốc nào. Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu.

- Không uống trà vào lúc đói: Trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Tạo cảm giác cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu.

 

- Không uống trà ngay sau bữa ăn: Nhiều người có thói quen uống trà xanh ngay sau khi ăn, điều này làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Catechins trong trà xanh cũng có thể làm giảm sự hấp thụ sắt từ thực phẩm, tăng nguy cơ thiếu máu. Do vậy, bạn cũng không nên uống trà xanh trong bữa ăn. Tốt nhất, nên duy trì khoảng cách dùng trà xanh sau bữa trưa ít nhất 1 tiếng.

- Không uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nước trà xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống trà xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

- Uống trà đúng thời điểm: Thời gian lý tưởng nhất để uống trà xanh là một giờ trước và sau bữa ăn. Nếu bạn đang ăn kiêng và muốn kiểm soát sự thèm ăn thì nên uống trà xanh một giờ trước bữa ăn.

- Phụ nữ mang thai hạn chế uống nhiều trà: Thai phụ nếu uống nhiều nước trà xanh đậm đặc sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, trà xanh còn kích thích hệ thần kinh, làm tim đập nhanh, gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai nếu thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính họ.

 

 

Bộ phận của gà cực kì bổ dưỡng, nhiều axit folic hơn gan lợn gấp 3-4 lần nhưng người Việt chê: Biết cách ăn càng hiệu quả

Biết sử dụng thực phẩm này, bạn có thể đem lại nguồn dinh dưỡng cực kì có lợi và thiết yếu cho gia đình.

TIN MỚI NHẤT