Nói không với các loại thực phẩm này khi bạn thuộc tuýp người có cơ địa dễ dị ứng

Dinh dưỡng 24/05/2022 09:17

Dị ứng là tình trạng phổ biến với nhiều đối tượng. Vậy nên nếu muốn không xảy ra tình trạng này hãy nói không với các loại thực phẩm dưới đây!

Sữa bò

Đây là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em. Các trường hợp bị dị ứng với sữa bò thường được thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng tấy, phát ban, nổi mề đay, nôn mửa, tiêu chảy… Trong một số trường hợp hiếm gặp có sốc phản vệ.

Nói không với các loại thực phẩm này khi bạn thuộc tuýp người có cơ địa dễ dị ứng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Dị ứng sữa không giống với không dung nạp lactose. Những người không dung nạp lactose không bị dị ứng với sữa.

Cách phòng và điều trị tốt nhất là ngừng và tránh uống sữa bò và các loại thực phẩm có chứa sữa bò như: Sữa, sữa bột, phô mai, bơ, bơ thực vật, sữa chua, kem…

Các bà mẹ đang cho con bú mà trẻ bị dị ứng cũng có thể phải loại bỏ sữa bò và các thực phẩm có chứa sữa bò khỏi chế độ ăn của mình.

Hạt cây

Dị ứng hạt cây là loại dị ứng phổ biến ở trẻ em và người lớn. Nếu bạn bị dị ứng với một loại hạt cây sẽ có nguy cơ cao dị ứng với các loại hạt cây khác. Các loại hạt cây dễ gây dị ứng:

  • Hạt dẻ
  • Hạt điều
  • Hạnh nhân
  • Quả óc chó
  • Quả hồ trăn
  • Quả hạch Brazil

Dị ứng với các loại hạt cây là tình trạng suốt đời và nghiêm trọng, chiếm khoảng 50% trường hợp tử vong liên quan đến sốc phản vệ.

Trứng

Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tình trạng này ít gặp ở người trưởng thành, 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi. 

Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Sử dụng thịt gà thịt vịt không gây rắc rối gì.

Nói không với các loại thực phẩm này khi bạn thuộc tuýp người có cơ địa dễ dị ứng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Dị ứng trứng thường gây biểu hiện ngoài da (viêm da, mày đay) và tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn). 

Phản ứng ngoài da đầu tiên có thể xuất hiện chỉ vài phút sau khi dùng trứng, trong khi các biểu hiện tiêu hóa thường rất khác biệt về thời điểm xuất hiện, độ nặng và mức độ kéo dài. Sốc phản vệ và phản ứng hô hấp (khó thở, ho, lên cơn hen) sau ăn trứng cũng đã được ghi nhận.

Nhiệt độ cao không làm giảm khả năng gây dị ứng của trứng.

Dị ứng động vật có vỏ

Dị ứng động vật có vỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng chống lại các protein có trong những động vật này.

Có hai loại động vật có vỏ là động vật giáp xác (tôm, cua…); động vật thân mềm (ngao, trai, sò, sò điệp, mực, bạch tuộc…)

Có một số người bị dị ứng với một loại động vật có vỏ, trong khi những người khác bị dị ứng với cả hai. Hầu hết những người bị dị ứng động vật có vỏ dường như bị dị ứng với động vật giáp xác và phản ứng với những thực phẩm này có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng của dị ứng động vật có vỏ thường xảy ra nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi có thể khó phân biệt với phản ứng bất lợi với chất gây ô nhiễm của hải sản, ví dụ như vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Điều này là do các triệu chứng có thể giống nhau, vì cả hai đều có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như: nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày.

Dị ứng động vật có vỏ không có xu hướng tự khỏi theo thời gian, vì vậy hầu hết những người mắc bệnh phải loại trừ các thực phẩm này để phòng ngừa dị ứng.

Lúa mì

Dị ứng lúa mì là tình trạng cơ thể có phản ứng với một trong những protein có trong lúa mì, có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ em nhiều nhất. Giống như các dị ứng khác, dị ứng lúa mì có thể dẫn đến suy hô hấp, nổi mề đay, nôn mửa, nổi mẩn, sưng. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ.

Tình trạng dị ứng lúa mì thường bị nhầm lẫn với bệnh celiac và nhạy cảm gluten không celiac, điều này do có các triệu chứng ảnh hưởng đường tiêu hóa tương tự nhau.

Những người bị dị ứng lúa mì chỉ cần tránh dùng lúa mì và các sản phẩm đến từ nó, có thể dung nạp gluten từ các loại ngũ cốc không chứa lúa mì.

Lạc 

Khoảng 0,5-1% trẻ bị dị ứng lạc. Không như dị ứng sữa và trứng, bệnh này ít tự khỏi, 75% các bé vẫn dị ứng lạc khi trưởng thành.

Lạc là cây họ đậu có nguồn gốc Nam Mỹ, cùng họ với các loại đậu hạt, đậu nành. Thủ phạm gây dị ứng là các protein dự trữ, nguồn dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của cây sau này. Hai protein gây dị ứng mạnh nhất là vicilin và albumin, vẫn bền vững ở nhiệt độ cao, tuy nhiên lạc nướng gây dị ứng nhiều hơn lạc luộc hay rang.

Biểu hiện lâm sàng của dị ứng lạc có thể gồm dị ứng ở miệng (ngứa miệng và họng) hay khó thở (hen), thậm chí là sốc phản vệ. Trong tất cả các loại dị ứng thức ăn, dị ứng với lạc thường có biểu hiện nặng nề nhất. 

Nói không với các loại thực phẩm này khi bạn thuộc tuýp người có cơ địa dễ dị ứng - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Lạc có thể gây dị ứng mạnh ngay trong lần sử dụng đầu tiên. Triệu chứng ngứa ran ở môi khi tiếp xúc với lạc là dấu hiệu cảnh báo của phản ứng mạnh có thể xảy ra. Trong một số ít trường hợp, chỉ cần hít phải mùi lạc hoặc tiếp xúc da tối thiểu, thậm chí là hôn nhau cũng có thể dẫn tới dị ứng lạc.

Khoảng 80% trẻ em bị dị ứng lạc sẽ phản ứng ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên. Còn chưa rõ vì sao cơ thể có phản ứng dị ứng khi chưa tiếp xúc trực tiếp với lạc trước đó. Có giả thiết cho rằng các bé đã làm quen với protein lạc khi nằm trong bụng mẹ hoặc trong thời gian bú mẹ. Bệnh nhân dị ứng lạc cũng thường dị ứng với các loại hạt cây như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ cười…

Ngưỡng gây dị ứng lạc được ghi nhận là 1 miligam (một hạt lạc có khối lượng trung bình 500-1000 mg). Điều này có nghĩa 1/1.000 hạt lạc cũng có thể làm khởi phát phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân.

Lá tía tô và công dụng BẤT NGỜ trong việc chế biến nước uống để CHỮA BÁCH BỆNH

Lá của cây tía tô không chỉ là một loại rau xanh thêm vào bữa ăn hằng ngày mà còn là một loại thảo mộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT