Những kiểu người dưới đây cần chú ý thật kỹ về khẩu phần bắp cải, tuyệt đối không nên ăn sống để kẻo rước thêm bệnh vào người.
- 5 cách giảm các vết bầm trên da một cách nhanh chóng
- Thông tin mới nhất về Adenovirus: Bé 13 tháng tuổi tử vong dù không có bệnh nền
Người hệ tiêu hóa kém
Do rau bắp cải chứa nhiều chất xơ, nhuận tràng. Do đó, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau ngày. Đặc biệt là ăn bắp cải sống, salad, dưa muối xổi vì dễ gây đầy bụng. Ăn bắp cải dễ sinh ra nhiều khí, đầy bụng đặc biệt là khi ăn sống. Do đó, những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống, tốt nhất nên làm chín trước khi ăn. Những người bị táo bón, tiểu ít nên ăn bắp cải đã nấu chín, tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối.
Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ
Bên trong bắp cải có chứa một lượng nhỏ goitrin, chất này có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây ra bệnh bướu cổ. Với người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.
Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó, goitrin sẽ bị phân hủy hết.
Người bị dạ dày
Bắp cải là loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi ăn sống. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín bắp cải trước khi ăn.
Người bị dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc
Những người mắc bệnh dị ứng dưới kết mạc cũng không nên ăn rau bắp cải, bởi khi răn rau bắp cải sẽ làm cho tình trạng dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc trở nên trầm trọng hơn, nhất là dưa bắp cải muối chua, vì có chứa histamine có khả năng gây ngứa, chảy nước mắt, xung huyết và chảy nước mũi.
Người suy thận
Đặc biệt những người bị suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Đối với người táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.