Rối loạn tiền đình là một căn bệnh thường thấy ở người tuổi từ trung niên, tuy nhiên gần đây các bệnh nhân bắt đầu trẻ hóa tuổi đáng lo ngại, cần ăn uống lành mạnh để bệnh không nặng thêm.
- Kiểu giảm cân đang khiến cơ thể 'chết' dần do không ăn tinh bột, đau đầu, giảm trí nhớ thường xuyên
- Giải mã lý do vì sao Tết Đoan Ngọ được gọi là ngày diệt sâu bọ?
Hiện nay, chưa có chế độ ăn chính thức nào giúp chữa khỏi bệnh tiền đình. Tuy nhiên, chị có thể hạn chế hoặc tăng cường một số loại thực phẩm có liên quan đến sự tích tụ dịch ốc tai để giúp ích cho việc quản lý bệnh Meniere (rối loạn tiền đình).
Chế độ ăn ít muối: Chế độ ăn ít muối có ích đối với bệnh Meniere, nhất là ở giai đoạn đầu. Việc giảm muối trong chế độ ăn phần nào giúp giảm sự tích tụ dịch, từ đó, giảm các triệu chứng về tiền đình. Lượng muối được khuyến cáo sử dụng là 1-1,5 g một ngày (dưới 1/3 muỗng cà phê).
Uống đủ nước: Nước cần cho tất cả hoạt động bình thường của cơ thể người, không chỉ riêng của hệ tiền đình. Một người lớn trưởng thành cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Hạn chế caffeine, thức uống có cồn: Sử dụng caffeine có thể gây co thắt mạch máu cung cấp cho hệ thống tiền đình và tai trong, khiến triệu chứng chóng mặt trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh Meniere nên hạn chế dùng caffeine. Tương tự như caffeine, sử dụng rượu, bia cũng có thể khiến bệnh lý tiền đình trở nên trầm trọng hơn.
Vì sao lại mắc chứng rối loạn tiền đình ?
Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên do các nguyên nhân: Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp; Rối loạn chuyển hóa bao gồm: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình trung ương thường gặp nhất là migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây rối loạn tiền đình bao gồm:
- Tuổi tác: phần lớn những người ở độ tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ do suy giảm chức năng của 1 số cơ quan. Theo số liệu thống kê, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có 35 người mắc bệnh lý tiền đình.
- Mất máu quá nhiều: những người bị mất máu do chấn thương, người mắc bệnh nào khó khiến cơ thể thường xuyên nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phụ nữ sau sinh… là đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.
- Căng thẳng và dùng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia…
Cách trị rối loạn tiền đình như thế nào?
Khám lâm sàng
Tình trạng bệnh có thể được chẩn đoán ban đầu dựa vào các dấu hiệu sau:
- Chóng mặt: cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn và thường kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã, đặc biệt khó chịu.
- Mất thăng bằng: Mức độ có thể rất mãnh liệt khiến bệnh nhân không thể đứng được thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên hoặc có thể ở mức độ vừa phải được phát hiện thông qua các nghiệm pháp khám như: dấu hiệu Romberg, bước đi hình sao…
- Rung giật nhãn cầu: Là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau…
Xét nghiệm
Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số kiểm tra cận lâm sàng để củng cố cơ sở chẩn đoán bệnh:
Các xét nghiệm cơ bản; Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống: xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…; Chụp CT-Scanner sọ não, MRI sọ não tìm các tổn thương như: U góc cầu tiểu não, TBMM não… Đo chức năng tiền đình bằng Ảnh động nhãn đồ (VNG)