Người bị bệnh tuyến giáp thường truyền tai nhau nên kiêng các sản phẩm từ đậu nành để bệnh không chuyển nặng. Điều này có đúng không?
- 3 loại thịt được mệnh danh là "khắc tinh" của bệnh mỡ máu và huyết áp cao, giá lại rẻ
- 5 lầm tưởng tai hại về tác động của thực phẩm với sức khỏe tim mạch
Theo bác sĩ Nguyễn Việt Cường, BV Ung Bướu Hà Nội, rất nhiều người bị bệnh tuyến giáp bảo nhau kiêng các sản phẩm từ đậu nành để bệnh không chuyển nặng. Điều này là không đúng và không có cơ sở khoa học.
Đậu nành hay còn gọi là đỗ tương, đậu tương là loại cây họ đậu có chứa nhiều protein, được trồng làm thức ăn cho người và gia súc.
Các sản phẩm từ đậu nành rất đa dạng và quen thuộc trong cuộc sống của người Việt như sữa đậu nành, đậu phụ, nước tương, bánh kẹo…, đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trong đậu nành có chứa isoflavones, chất này có thể ức chế hoạt động của peroxidase tuyến giáp, vốn cần để tổng hợp hormone tuyến giáp.
Nhiều người cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp, hoặc những người đang phải điều trị hormone tuyến giáp tổng hợp sẽ phải dùng liều cao hơn bình thường.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng trên những người vốn có chức năng tuyến giáp bình thường và không bị thiếu I-ốt, isoflavones không làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Các tài liệu khoa học còn chỉ ra rằng, thực phẩm từ đậu nành còn làm tăng liều hormone cần thiết trên bệnh nhân suy giáp.
Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, khẩu phần ăn chứa một hàm lượng đậu nành thông thường được coi là an toàn đối với người bị bệnh tuyến giáp. Người bệnh bị suy giáp cũng không cần thiết phải kiêng đậu, điều quan trọng là phải đảm bảo cơ thể không bị thiếu i-ốt.