Người bị ngộ độc thực phẩm nếu không được sơ cứu đúng cách, kịp thời có thể bị mất rất nhiều nước cũng như lượng muối và khoáng chất thiết yếu.
- Tử vi thứ Hai ngày 15/2/2021 của 12 con giáp: Mùi đón bạc tỉ vào nhà, Hợi tình duyên đỏ thắm, Mão tình - tiền sánh đôi
- Gặp đúng 'giặc bên Ngô' giỏi chê bai, chị dâu cao thủ phản chiến trong sự sững sờ của cả nhà
Ngộ độc thực phẩm - Tình trạng dễ gặp trong kỳ nghỉ Tết kéo dài
Vào dịp nghỉ lễ kéo dài, chế độ ăn uống của chúng ta thường bị đảo lộn. Có quá nhiều đồ ăn, thức uống được bày lên mâm cơm ngày Tết. Sự dư thừa này khiến mọi người lười làm đồ ăn cho bữa mới cũng như để tiết kiệm hơn. Thức ăn bữa cũ có thể dồn sang bữa mới. Mâm cơm ngày Tết bê ra rồi lại bê vào lặp đi lặp lại.
Chưa kể, sự kết hợp thực phẩm trên mâm cơm có thể không phù hợp với bụng dạ của người ăn. Đồ ăn chuẩn bị sẵn trước Tết đem ra dùng thay vì nấu tươi bữa một hàng ngày... Chính bởi những lẽ đó, ai cũng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết.
"Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm bao gồm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, động vật hoặc thực vật để ăn có chất độc sẵn bên trong, tiêu thụ phụ gia thực phẩm, thực phẩm chứa thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, hormone, thức ăn hư hỏng, biến chất…", PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm) cho biết.
Người bị ngộ độc thực phẩm nếu không được sơ cứu đúng cách, kịp thời có thể bị mất rất nhiều nước cũng như lượng muối và khoáng chất thiết yếu. Nhất là trẻ sơ sinh và người già có hệ miễn dịch yếu kém hoặc ở người mắc bệnh mạn tính, tình trạng mất nước sẽ trở nên nặng nề hơn, thậm chí sẽ gây tử vong. Về lâu dài, ngộ độc thực phẩm không được sơ cứu đúng cách sẽ tích tụ chất độc bên trong cơ thể, là nguyên nhân gây nên những căn bệnh đáng sợ như ung thư.
Một số dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm là sau khi ăn hoặc uống thực phẩm nhiễm độc đột ngột có triệu chứng buồn nôn và nôn, có khi nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể không sốt nhưng cũng có thể sốt cao trên 38 độ C. Triệu chứng thường nặng hơn ở nhóm người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Mặc dù vậy cũng cần lưu ý thêm là bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn vài phút, 1 giờ nhưng cũng có khi đến hết 1 ngày mới bị.
Trong hoàn cảnh này, việc sơ cứu đúng cách khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro đáng sợ. Nhưng sơ cứu ngộ độc thực phẩm như thế nào mới đúng? Với trẻ con thì sơ cứu ra sao? Với người lớn phải làm thế nào? Đây là những băn khoăn của nhiều người khi gia đình có người bị ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết. Nhất là trong những ngày nghỉ lễ hạn chế tiếp xúc khi mùa dịch Covid-19 đang còn diễn biến nhiều phức tạp, khiến mọi người e ngại đến bệnh viện hơn.
Sơ cứu ngộ độc thực phẩm vào dịp Tết đúng cách, tránh nguy cơ mất nước, mất cả ăn Tết
Với người lớn
Theo PGS.TS Trần Đáng, để sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở người lớn, cần thực hiện theo những bước sau:
- Dùng 2 ngón tay của mình để ngoáy họng, có thể dùng thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây phản xạ nôn.
- Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.
- Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại.
- Có thể cho người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho uống sữa.
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt.
Với trẻ nhỏ
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), để sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ, bố mẹ cần làm theo những bước sau:
- Thấy trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa.
- Chú ý khi trẻ nôn, nhất là nôn khi đang ngủ có thể bị sặc lên mũi, bạn cần nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị khó thở, có thể dẫn đến tử vong.
Bổ sung oresol cho trẻ để bổ sung chất điện giải vì ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải.
- Bổ sung oresol cho trẻ để bổ sung chất điện giải vì ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải. Chú ý pha oresol cho trẻ đúng theo hướng dẫn, uống từ từ, từng chút một, không uống quá nhiều cùng lúc. Không được thỏa hiệp với trẻ, cho trẻ uống các loại nước khác như nước ngọt, nước có gas, kể cả nước lọc vì không có tác dụng bù chất điện giải.
- Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.