Loại rau này không còn quá xa lạ trong mâm cơm người Việt thậm chí nó còn được nhiều người ưa chuộng.
- Cách làm đậu bắp xào tỏi vừa ngon vừa bổ dưỡng
- Những lợi ích tuyệt vời của đậu bắp đối với bà bầu và thai nhi
Đậu bắp là một loại rau được mệnh danh là "nhân sâm" hay "vàng thực vật". Nhìn bề ngoài, loại quả này thon dài, khi cắt ra thì có nước nhờn dính, có vị ngọt và thơm. Đậu bắp từ lâu đã là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Đậu bắp có mức giá bình dân từ 30.000 - 35.000đ/kg.
Trong khi đó, mức giá trung bình phổ biến của một ly trà sữa từ 40.000 - 56.000 đồng ở nhiều hãng. Cao cấp hơn, nhiều cốc trà sữa có giá từ 55.000 - 80.000 đồng (tuỳ thuộc vào size và topping).
Dưới đây là 6 công dụng chính của đậu bắp
1. Hạ đường huyết
Lớp nhựa dính do đậu bắp tiết ra thực chất rất tốt đối với sức khỏe con người. Nó có chứa pectin và mucin hòa tan trong nước, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm nhu cầu insulin của cơ thể.
Ngoài ra nó còn có tác dụng ức chế sự hấp thụ cholesterol và cải thiện lipid máu. Các carotenoid phong phú trong đậu bắp có thể duy trì sự bài tiết và chức năng bình thường của insulin, nhờ đó cân bằng lượng đường trong máu.
2. Bảo vệ dạ dày
Đậu bắp chứa pectin, galactan… có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, điều trị viêm dạ dày và loét dạ dày, bảo vệ đường ruột và hệ tiêu hóa nói chung. Chất mucin trong loại rau này còn bảo vệ thành dạ dày, thúc đẩy tiết dịch vị, tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện tiêu hóa.
Vì vậy, đậu bắp được mệnh danh là một trong những loại rau chăm sóc sức khỏe nói chung và đường tiêu hóa nói riêng.
3. Duy trì nhan sắc
Đậu bắp giàu vitamin C và chất xơ hòa tan. Chúng không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà còn làm trắng da, mịn màng. Thêm vào đó trong đậu bắp còn chứa hàm lượng lớn carotenoid và β-carotene. Những chất này hỗ trợ trong việc bảo vệ da, giảm tác hại của các gốc tự do.
4. Loại bỏ mệt mỏi
Trong quả đậu bắp có chứa một loại chất lỏng giàu arabinan, galactan, rhamnan, protein, canxi oxalat… Nếu chúng ta ăn thường xuyên, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru nhờ đó tăng cường thể lực.
Ăn đậu bắp đúng cách có thể cải thiện sức khỏe và giảm mệt mỏi. Nếu là người làm việc trí óc, bạn cũng nên ăn nhiều loại rau này hơn để cải thiện sự nhanh nhạy của não bộ.
5. Giảm cân
Đậu bắp rất giàu đạm, canxi, phốt pho, có chất lượng đạm cao. Có thể nói đây là loại rau giàu dinh dưỡng, ít béo, ít calo, không chứa cholesterol. Do đó, đậu bắp trở thành thực phẩm ăn kiêng lý tưởng dành cho những người đang trong quá trình giảm cân.
6. Bổ sung canxi, bảo vệ mắt
Đậu bắp không chỉ có hàm lượng canxi tương đương sữa tươi mà chúng còn tồn tại dưới dạng chất hữu cơ. Nhờ đó tỷ lệ hấp thu canxi từ loại quả này cao hơn sữa rất nhiều lần.
Thêm vào đó, đậu bắp chứa vitamin A và β-carotene. Những chất này có lợi cho sức khỏe của võng mạc. Đặc biệt, thanh thiếu niên nên ăn nhiều đậu bắp để bảo vệ thị lực trong điều kiện thường xuyên phải làm việc và học tập với các thiết bị điện tử.
Lưu ý 3 nhóm người không nên ăn đậu bắp
1. Đậu bắp chứa nhiều kali, vì vậy, người bị bệnh thận nên dùng vừa phải, không nên dùng quá nhiều. Bên cạnh đó, nếu muốn ăn loại rau này thì nên luộc kỹ hơn so với bình thường.
2. Đậu bắp là loại rau có tính bình, vị lạnh, người bị suy nhược đường tiêu hóa và lạnh bụng, chức năng kém, thường xuyên bị tiêu chảy không nên ăn nhiều.
3. Phụ nữ mang thai dạ dày kém. Đậu bắp rất giàu chất dinh dưỡng, rất thích hợp cho phụ nữ mang thai. Nhưng đối với những bà bầu có tình trạng tiêu hóa kém thì không được ăn loại rau này.
Vì đậu bắp là thực phẩm có tính lạnh nên khi mang thai sức đề kháng của cơ thể bà bầu tương đối kém, dạ dày cũng không tốt, ăn vào thời điểm này sẽ khiến cho dạ dày của bà bầu bị tổn thương nhiều hơn.
Ăn bao nhiêu đậu bắp mỗi ngày là thích hợp?
Đậu bắp tuy tốt nhưng tiêu thụ quá nhiều chưa chắc sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Theo các chuyên gia, mỗi người nên tiêu thụ 100 đến 200 gam đậu bắp mỗi ngày. Tuy nhiên những người tỳ vị hư yếu nên hạn chế trong khoảng 100 gam một ngày vì ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của lá lách và dạ dày.
Lời khuyên:
1. Khi ăn đậu bắp không nên bỏ hạt như hạt ớt. Hạt đậu bắp có nhiều giá trị dinh dưỡng cực cao.
2. Không nên ăn đậu bắp già. Chất xenlulo khi đã cứng không có lợi cho tiêu hóa. Thay vào đó bạn có thể cắt thành từng miếng nhỏ rồi ngâm nước để uống cũng có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
Làm thế nào để ăn đậu bắp đúng cách?
- Không sử dụng dụng cụ bằng đồng hoặc sắt để nấu hoặc ăn đậu bắp, nếu không món ăn sẽ nhanh chóng đổi màu. Mặc dù nó vô hại đối với cơ thể con người, nhưng hương vị bị tổn hại và khó coi.
- Khi cắt đậu bắp thành từng khúc sẽ có chất nhầy. Đôi khi chúng ta rửa sạch chất nhờn trước khi nấu để món ăn đẹp mắt và dễ ăn, thực tế điều này không đúng. Chất lỏng nhớt này là một trong những bản chất phần giàu dinh dưỡng nhất của đậu bắp. Nó rất giàu chất xơ hòa tan.
Khi dùng trong bữa ăn, các chất xơ hòa tan này không chỉ kết hợp với axit béo, giảm hấp thu chất béo và giảm cholesterol mà còn hấp thụ nước và nở ra nhờ đó kéo dài thời gian lưu trú của thức ăn trong dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa. Chúng còn có thể hấp thụ carbohydrate, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau bữa ăn.
- Có một số lông nhỏ trên bề mặt của đậu bắp, khi ăn sống sẽ gây hại cho ruột và dạ dày, vì vậy bạn nên rửa sạch và nấu chín trước khi ăn.
- Không nên chần đậu bắp trong nước nóng quá lâu, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Sau khi vớt đậu bắp ra khỏi nồi, hãy cho chúng vào thau nước lạnh để nguội, điều này sẽ đảm bảo hương vị thơm ngon của đậu bắp rất nhiều!
Theo Abolouwang