Khi mang cơm trưa đi làm, bạn nên lưu ý những bí kíp sau để tránh bị tăng cân.
- Không chỉ tăng cân, đây là những nguy cơ bạn phải đối mặt khi ăn quá nhiều chất béo
- Thực hư thịt để lâu trong tủ lạnh gây ung thư
Mang cơm trưa đi làm là thói quen của nhiều chị em. Tuy nhiên phải chuẩn bị cơm trưa đi làm sao cho vừa nhanh gọn, đủ chất dinh dưỡng lại không sợ tăng cân, béo phì thì không phải chị em nào cũng rõ. Dưới đây là 5 lưu ý khi chuẩn bị cơm trưa mang đi làm mà bạn có thể tham khảo để có được bữa ăn vừa đủ chất lại không gây ảnh hưởng đến vóc dáng.
1. Cân bằng bữa ăn với 1/2 là rau củ
Khi chuẩn bị cơm trưa mang đi làm, bạn nên cố gắng cân đối khẩu phần các loại rau và thức ăn, cơm. Tốt nhất, bạn nên phân chia bữa ăn với 1/2 là rau củ, việc này sẽ giúp bạn cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể, đồng thời tránh tiêu thụ quá nhiều cơm trắng gây tăng cân, tích mỡ. Bên cạnh hiệu quả tốt cho vóc dáng, bữa ăn nhiều rau củ còn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động, chống táo bón. Hộp cơm trưa thường có thiết kế hình vuông hoặc tròn rõ ràng, nên rất dễ dàng để bạn có thể cân đối một nửa bữa ăn là các loại rau.
2. Kết hợp nhiều loại rau củ khác biệt
Nhiều cô nàng công sở bận rộn thường chuẩn bị bữa ăn 1 cách nhanh chóng, để còn sớm quay trở lại công việc. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng sử dụng kết hợp nhiều loại rau củ khác biệt trong bữa ăn. Việc này sẽ giúp bạn tránh cảm giác nhàm chán, đồng thời còn cung cấp nhiều loại vitamin cho cơ thể. Bạn nên sử dụng nhiều loại rau củ với các màu sắc khác biệt sẽ giúp bữa ăn thêm hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.
3. Ăn nhạt, tránh thêm quá nhiều nước sốt
Khi chế biến đồ ăn mang cơm hộp đi làm, bạn nên tránh cho quá nhiều gia vị và nước sốt vì chúng có thể gây tích mỡ, tích nước, không tốt cho vóc dáng. Tốt nhất, bạn nên ăn nhạt, hạn chế thêm quá nhiều đường, muối và chất tạo vị. Với salad, bạn nên sử dụng các loại nước sốt tự pha chế, không dùng quá nhiều đường, muối, chất tạo vị. Tránh sử dụng nước sốt pha sẵn vì chúng thường chứa nhiều gia vị, không tốt cho vóc dáng.
4. Sử dụng gạo lứt thay vì gạo trắng
Trong 100g gạo lứt ước tính có chứa khoảng 110 kcal. Trong quá trình chế biến, gạo lứt được chà nhẹ nhàng, vẫn còn lớp vỏ lụa của hạt gạo – nơi lưu giữ nhiều dưỡng chất như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin E, magie, mangan, sắt… tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, gạo lứt có chứa tỷ lệ protein và carb cao hơn gạo trắng nên tạo cảm giác no lâu, hạn chế ăn vặt. Do đó, khi chuẩn bị cơm hộp mang đi làm, bạn có thể dùng cơm gạo lứt ăn thay cơm trắng. Ngoài ra, các loại cơm cuộn, mì làm từ gạo lứt cũng là lựa chọn để bạn đa dạng thực đơn mỗi ngày.
5. Ưu tiên các món rau luộc
Rau xanh vốn dĩ có chứa nhiều chất xơ và rất ít kcal. Tuy nhiên, các món rau xào có chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến lượng kcal tăng lên gấp bội. Do đó, hấp và luộc là phương pháp tốt nhất khi chế biến rau giúp tránh tăng cân. Các loại rau luộc không chỉ hạn chế hấp thụ dầu mỡ mà còn giữ được chất dinh dưỡng của rau, tốt cho vóc dáng và cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm các loại rau sống, làm salad để tránh bị tăng cân.