Tỏi đỏ hay còn gọi là sâm đại hành, là cây mọc dại ở Việt Nam được trồng làm cảnh. Tỏi đỏ còn được trồng lấy củ ăn và làm thuốc.
- 5 loại rau giàu collagen bậc nhất, được ví như "thần dược làm đẹp" ngừa lão hóa hiệu quả
- Giảm cân bằng hạnh nhân được ví như 'nữ hoàng của các loại hạt'
Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay tỏi đỏ còn có nhiều tên gọi khác nhau là: Sâm đại hành, tỏi Lào, tỏi mọi, Phong nhan, Hom búa lượt (Thái).
Tỏi đỏ có vị đắng, mùi hơi hắc, tính bình, tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, hành huyết, tiêu độc, chủ trị viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, mụn nhọt sưng tấy, phong tê thấp. Người có máu nóng, cơ địa dị ứng không dùng.
Tỏi đỏ thuộc nhóm cỏ sống lâu năm, cao 30-40cm. Thân giống như củ hành, nhưng dài hơn và ngoài phủ vảy màu nâu đỏ đậm, phía trong màu hồng hay đỏ nâu. Lá hình mác, gân lá song song chạy dọc, tựa như lá cau non (có người gọi là sâm cau, trùng tên với cây Curculigo orchioldes Gaertn). Hoa vàng mọc thành chùm. Quả nang, nhiều hạt.
Cây tỏi đỏ chữa bệnh gì?
Cây tỏi đỏ mang lại rất nhiều công dụng. Nó thường được dùng để điều trị các bệnh như: vàng da, nhức đầu, thiếu máu, hoa mắt, băng huyết, ho ra máu, mệt mỏi, thương tích lưu huyết. Ngoài ra, cây tỏi đỏ còn có tác dụng trị ho, ho gà, ho lao, viêm họng cấp và mạn tính, tê bại do thiếu dinh dưỡng,... Người bị đinh nhọt, lở ngứa, viêm da, chốc đầu ở trẻ em, vẩy nến hay tổ đỉa đều có thể dùng tỏi đỏ để chữa trị.
Trên thế giới có rất nhiều nước cũng dùng tỏi đỏ làm thuốc. Chẳng hạn như tại Indonesia, tỏi đỏ được dùng làm thuốc lợi tiểu, trị lỵ, viêm và sa trực tràng. Còn tại Philippines, người dân dùng rễ củ giã nát đắp lên vết cắn của cá độc, sâu bọ, vết thương, nhọt. Rễ củ tỏi đỏ nướng, giã nát, xát vào bụng chữa đau bụng. Tại Peru, thổ dân vùng Amazon còn dùng tỏi đỏ trị bệnh rối loạn tiêu hoá và bệnh ngoài da.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, tỏi đỏ được dùng làm thuốc bổ máu, chữa thiếu máu, vàng da, xanh xao, hoa mắt, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi. Thuốc cầm máu dùng trong băng huyết, ho ra máu, bị thương chảy máu (dùng củ tươi, giã đắp). Ngoài ra, tỏi đỏ còn được dùng chữa ho gà, viêm họng, mụn nhọt, chốc lở; ngày dùng 4 - 12g, dạng thuốc sắc.
Những bài thuốc từ cây tỏi đỏ hiệu quả.
Bài thuốc trị kén ăn, đau lưng, nhức mỏi gối, mệt mỏi: đảng sâm 20g, sâm đại hành 20g, sanh địa 20g, đương quy 20g, đổ trọng 10g, nhục quế 5g, hoàng kỳ 20g, câu kỷ tử 15g, lộc nhung 15g, đại táo 10 quả, bạch truật 10g, đại hồi 5g. Ngâm với 2 lít rượu 40 độ. Mỗi lần uống 1 ly khoảng 30-50 ml.
Bài thuốc chữa vết thương do ngã, va vấp gây tổn thương, trầy xước, bầm dập, ung nhọt, chảy máu, làm độc: Giã nhuyễn củ sâm đại hành tươi bó hoặc đắp lên vùng bị thương sẽ rất mau lành.
Giúp trẻ nhỏ để điều trị viêm phế quản, chốc đầu, mụn nhọt: dùng dưới dạng sắc nước uống bao gồm sâm khô 10-12g (đối với trẻ em chỉ cần dùng 5-6g) sắc ra 400ml nước. Khi nước sắc còn khoảng 150ml nước, chia làm hai lần uống trong ngày trước các bữa chính khoảng 15 phút.
Thông thường, tỏi đỏ được dùng ngâm rượu uống được xem như 1 loại thuốc bổ có thể trị xanh xao do thiếu máu. Bên cạnh đó, ta có thể nấu thành cao đặc rồi vo viên uống nhằm chữa các bệnh ngoài da như chữa chốc, chàm và sát trùng. Bên ngoài vết thương có thể dùng thuốc mỡ sâm đại hành 10% hoặc cồn sâm đại hành 20% để bôi.