Khoai sọ là một trong những loại củ dân dã, trồng nhiều tại Việt Nam với giá trị dinh dưỡng tốt hơn đến 1,5 lần khoai tây.
- Giảm cân mà ăn 5 món 'khoái khẩu' hè này chẳng ngờ 'phá hoại' vóc dáng, cố mấy cũng thất bại: Nhất là món số 3
- Tác hại khủng khiếp từ thói quen ăn thịt lợn, bò tái: Người ngộ độc nhập viện, người bị kí sinh, rối loạn, kích động não
Khoai sọ trồng ở đâu?
Theo Wikipedia, khoai sọ, còn được gọi là ráy gai, rau chân vịt, củ chóc, khoai sọ gai là loại cây mọc phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khoai sọ là tên gọi chung của một số giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta (L.) Schott, một loài cây thuộc họ Ráy (Araceae).
Tại Việt Nam có nhiều giống khoai sọ như khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc trắng, khoai sọ dọc xanh, khoai sọ dọc tím... Khác với khoai môn hay khoai lang, củ khoai sọ nhỏ hơn, có nhiều củ con và nhiều tinh bột hơn.
Trong khoai sọ có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như: Protein, chất béo, chất xơ, tinh bột, fructose, canxi, photpho, magie, natri, kali, sắt, kẽm, đồng, vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin,... Dễ thấy khoai sọ nhiều chất xơ, giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, khoai sọ còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể với nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Tác dụng của khoai sọ với người bệnh?
Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 thông tin trên VietNamNet, khoai sọ chứa một lượng kali khá lớn giúp kiểm soát huyết áp, hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Hàm lượng vitamin C và B6 giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Khoai sọ có chứa hơn 17 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, chứa omega-3 và 6 rất tốt với tim mạch.
Các bộ phận của cây khoai sọ đều ăn được. Củ khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây. Hạt tinh bột của khoai sọ có kích thước nhỏ nhất so với hạt của các cây lương thực khác nên dễ tiêu hóa.
Bạn có thể tham khảo các món ăn nhiều tác dụng với khoai sọ. Ví dụ, củ thường luộc để ăn chống đói, khoai sọ nấu với cá quả hay cá diếc giúp điều hòa nội tạng, bổ dưỡng. Khoai nấu canh với rau rút, cua đồng giúp dễ ngủ, bớt mệt mỏi. Củ khoai sọ thái nhỏ, nấu sôi, lấy nước tắm chữa mẩn ngứa. Bẹ lá dùng nấu giấm với cá, ốc, thịt hoặc dùng để muối dưa ăn.
Canh khoai sọ có thể chữa cơ thể suy nhược, dùng cho người mới ốm dậy. Nếu bị nổi ban dị ứng, đau nhức chân tay, có thể làm món khoai sọ hầm xương lợn. Ngoài ra, khoai sọ còn dùng trong một số bài thuốc như chữa phong ngứa, lở loét ở trẻ em, tiêu chảy, bệnh mề đay...
Cũng theo Báo Sức khỏe và Đời sống, khoai sọ còn hỗ trợ trị viêm thận: Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận nên có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
Lưu ý khi ăn khoai sọ
Theo Tiền Phong, mặc dù khoai sọ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều dưới đây để tránh những tác dụng không mong muốn của loại thực phẩm này:
- Khi ăn khoai, bạn nên vứt bỏ các phần bị hỏng và mọc mầm để tránh gây ngộ độc.
- Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất một lượng lớn protein trên vỏ.
- Do khoai có chứa chất gây ngứa nên những người có da nhạy cảm nên đeo găng tay khi gọt để tránh gây kích ứng da.
- Khi sơ chế, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín để giảm bớt hàm lượng calci oxalat.
- Người mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng vì nó làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.
- Người bị đờm là những người không nên ăn khoai sọ. Điều này là do nó có thể làm tăng lượng đờm trong cơ thể và cản trở sự phục hồi của bệnh.
- Hạn chế hoặc không nên cho trẻ ăn khoai vì hệ tiêu hóa của trẻ con yếu nên tiêu hóa khoai tương đối chậm.
- Bị gout không nên ăn khoai sọ. Bởi trong khoai có chứa hàm lượng lớn calci oxalat dẫn đến làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh gout.