Những loại thực phẩm dưới đây nếu ăn tái hay ăn sống có thể gián tiếp giúp kí sinh trùng truyền vào cơ thể, thậm chí nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
- Mẹo khử mùi hành trên tay và trong hơi thở
- Cùng nấu bằng nồi gang, nồi inox và nồi nhôm, thức ăn ở nồi nào sẽ chín nhanh nhất? Đầu bếp chuyên nghiệp đưa ra câu trả lời
Thịt gà
Thịt gà dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, vi khuẩn này xâm nhập gây các bệnh như tiêu chảy, đau bụng, mất nước nặng, viêm khớp phản ứng,... Đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người có hệ thống miễn dịch kém.
Bên cạnh đó, thịt gà hay bất cứ loại gia cầm nào khác đều được bán ra ở dạng đã sơ chế cơ bản (bỏ lông, bỏ nội tạng, ...). Trong quá trình vận chuyển từ các nông trại tới khu chế biến và siêu thị, thịt gà sơ chế có thể đã kịp thu nhận không ít vi khuẩn.
Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đã nấu chín thịt gà để tiêu diệt hết vi khuẩn trên thịt gà sống và an toàn để ăn nhé!
Trứng
Mặc dù việc sử dụng trứng chưa chín (trứng sống, trứng chần sơ, trứng lòng đào) là vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nhưng các nhà khoa học đã chứng minh đó không phải là việc làm thông minh.
Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm salmonella.
Mặc dù tỉ lệ trứng nhiễm salmonell khá ít (tỉ lệ 1/20.000) và khả năng gây ngộ độc của Salmonella yếu nhưng cũng có thể gây các biểu hiện nhiễm độc, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa.
Sắn (khoai mì)
Khi ăn sống, sắn giải phóng linamarase enzym, dễ chuyển đổi thành độc tố xyanua có hại cho cơ thể.
Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cây sắn nằm ở lá, dùng để ngăn chặn các loại côn trùng hay động vật tấn công nhưng một phần độc tố cũng nằm dưới lớp vỏ sắn.
Vì vậy, sắn cần được bỏ vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch.
Măng
Măng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cẩn thận trước khi ăn bởi vì chất độc xyanua trong măng có thể gây ngộ độc cấp tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xyanua có trong măng giảm dần khi tiếp xúc với nước. Do đó khi chế biến măng, bạn nên rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1-2 lần trước khi chế biến món ăn để tránh bị ngộ độc nhé!
Thịt lợn
Thịt lợn không cần nấu tới mức chín quá kĩ, nhưng việc ăn thịt sống hay tái đều không được ủng hộ. Thịt chưa đạt tới nhiệt lượng thích hợp vẫn có khả năng chứa các mầm bệnh như giun sán kí sinh...
Khi ăn thịt sống hoặc tái, kí sinh trùng có thể bị truyền vào cơ thể người.
Ngoài những bệnh do kí sinh trùng, ăn thịt tái còn dễ gây các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả...