Hướng dẫn cách lập thực đơn cho bé 7 tháng tuổi khoa học nhất

Dinh dưỡng 10/01/2020 17:37

Nếu các mẹ đang loay hoay không biết làm sao để dẫn lập thực đơn cho bé 7 tháng tuổi khoa học thì hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé, chúng sẽ giúp mẹ có thêm các bí kíp quan trọng để chăm sóc bé thật tốt.

Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi

Khi lập thực đơn cho bé 7 tháng tuổi, điều các mẹ cần chú ý nhất đó là làm sao đảm bảo lượng chất dinh dưỡng mà bé hấp thụ được mà vẫn đan xen các món ăn phong phú để bé không bị chán ngán khi ăn. Để làm được điều này, đầu tiên các mẹ cần tìm hiểu các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé, sau đó tiến hành chọn lọc các loại thực phẩm chứa đủ các loại chất dinh dưỡng này. Vậy cụ thể bé cần những chất dinh dưỡng nào, mời các bạn hãy tham khảo từ danh sách chúng tôi phân tích dưới đây.

Vitamin

Các loại vitamin là những dưỡng chất hàng đầu mà mẹ nên bổ sung trong những bữa ăn của bé. Trong đó, vitamin A, C, B, D, E đặc biệt cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.

Vitamin A giúp ích sức  khỏe thị giác, giúp bé giảm nguy cơ mắc các loại bệnh về mắt như quáng gà, rối loạn thị lực,…Loại chất này thường có nhiều trong các loại hoa quả màu đỏ, màu cam, sữa, các loại thịt đỏ và những loại rau màu xanh lá.

Với vitamin C, loại chất này sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho bé, các mẹ có thể tìm thấy chất này trong các loại củ quả có màu vàng đậm, vị chua hay những loại rau xanh.

Các nhóm vitamin B, D, C giúp sự phát triển thể chất của bé diễn ra bình thường và hạn chế được các loại bệnh tật không mong muốn. Những loại vitamin này không có dấu hiệu nhận biết cụ thể nên các mẹ hãy tìm hiểu thực phẩm có chứa chất này để thêm vào chế độ ăn cho các bé.

Huong dan cach lap thuc don cho be 7 thang tuoi khoa hoc nhat
Nên bổ sung các loại vitamin khác nhau cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Sắt

Sắt đóng vai trò then chốt trong việc sản sinh và hỗ trợ các quá trình hoạt động máu trong cơ thể. Nếu hàm lượng sắt trong người bé bị thiếu hụt không chỉ khiến phát sinh các vấn đề về máu, hệ tim mạch mà còn khiến hệ thống thị giác bị ảnh hưởng. Các mẹ có thể bổ sung thêm sắt cho bé qua các loại hải sản, chế phẩm từ sữa, thịt đỏ,…

Omega-3

Omega-3 rất quan trọng cho việc phát triển trí não và hệ thần kinh của bé, từ khi mang thai các mẹ đã cần bổ sung dưỡng chất này để thể chất và trí tuệ của bé được tốt nhất, sau khi bé ra đời vẫn cần liên tục tăng cường Omega-3. Loại chất này có nhiều trong các loại hạt, chế phẩm từ sữa và những loại hải sản khác nhau, các mẹ nên lưu ý để lên thực đơn thật dinh dưỡng cho trẻ.

Huong dan cach lap thuc don cho be 7 thang tuoi khoa hoc nhat 0
Trẻ 7 tháng tuổi cần được bổ sung sắt - Ảnh minh họa: Internet

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Bên cạnh những thông tin về các loại chất cần có trong thực đơn của trẻ, không phải chỉ cần mẹ cho bé ăn đủ ngày 3 bữa cháo ăn dặm là đã khoa học rồi đâu. Các mẹ nên chú ý tới sự phong phú và đầy đủ của bữa ăn. Về cơ bản, trong một bữa ăn của trẻ sẽ cần có những thành phần gồm:

  • Các món ăn chính: Có thể là cháo ăn dặm hoặc lựa chọn khác, mỗi ngày duy trì đều đặn 3 bữa, không cho bé ăn quá nhiều trong 1 bữa, duy trì mức độ ăn điều độ nhất có thể.
  • Trái cây: Trái cây giúp tăng cường các loại vitamin và chất dinh dưỡng, có thể dùng làm bữa ăn phụ cho bé. Khi cho bé ăn nên xay hoặc cắt thật nhỏ để bé dễ thưởng thức hơn, tránh tình trạng bị hóc đồ ăn.
  • Sữa: Cũng có thể dùng làm bữa ăn phụ hoặc kèm theo bữa ăn chính để bổ sung dinh dưỡng cho các bé. Nên tiếp tục việc cho bé sử dụng sữa mẹ nếu có thể.
Huong dan cach lap thuc don cho be 7 thang tuoi khoa hoc nhat 1
Nên cho bé dùng thức ăn có omega 3 - Ảnh minh họa: Internet

Các món cháo cho bé 7 tháng tuổi

Cháo cá rau cải

Đây là một loại cháo rất giàu dinh dưỡng cho trẻ. Các mẹ có thể mua cá về, cá hồi hoặc các loại cá thuộc nhóm thịt trắng đều được, hãy rán hoặc hấp qua rồi lọc bỏ xương, sau đó có thể xé nhỏ hoặc xay nhuyễn ra để bé dễ thưởng thức hơn. Rau cải luộc chín mềm rồi cũng cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cho hai nguyên liệu trên vào nấu kèm với cháo để cho bé ăn, nên ăn lúc cháo còn ấm để không bị tanh.

Cháo gà nấm

Thịt gà các mẹ luộc hoặc xào qua rồi xé nhỏ hoặc băm nhỏ, nấm cũng băm nhỏ. Cho hai nguyên liệu này vào nấu chung với cháo trắng là các mẹ đã có ngay một bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ. Chú ý không nên cho cả da gà nếu bé đang bị ho.

Huong dan cach lap thuc don cho be 7 thang tuoi khoa hoc nhat 2
Cháo cá nấu rau cải - Ảnh minh họa: Internet

Cháo thịt băm cà rốt

Thịt lợn mua về xay thật nhuyễn, cà rốt cắt nhỏ cỡ hạt lựu, nên cắt nhỏ một chút để bé dễ ăn, sau đó cho vào nấu chung với cháo, nên nấu kỹ một chút để cháo nhừ và dễ nuốt hơn. Bạn cũng có thể luộc qua cà rốt rồi xay nhuyễn cho vào để cháo có màu đẹp.

Cháo thịt vịt đậu xanh

Thịt vịt luộc hoặc xào qua rồi băm nhỏ, đun cháo tới nhừ rồi cho thịt vịt vào ninh chung, nhớ ninh kỹ một chút vì loại thịt này khá dai, khi sắp chín thì bỏ lá tía tô và hành băm nhỏ vào. Loại cháo này ăn lúc ấm thì cũng sẽ tốt hơn, và nó đặc biệt hữu dụng khi bé bị các chứng cảm sốt.

Cháo thịt bò bí đỏ

Vì thịt bò cũng là một loại thịt khá dai nên các mẹ hãy xay nhuyễn ra để bé dễ ăn hơn. Bí đỏ cắt thành lát rồi đem đi luộc mềm, tiếp theo cho vào máy xay và xay thật nhuyễn. Khi nấu cháo gần chín thì cho thịt bò và bí đỏ vào nấu chung. Ninh tới khi cháo mềm nhừ thì tắt bếp.

Huong dan cach lap thuc don cho be 7 thang tuoi khoa hoc nhat 6
Cháo ăn dặm cà rốt - Ảnh minh họa: Internet

Những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

Bên cạnh việc ăn dặm vẫn phải duy trì việc cho bé bú sữa mẹ, hoặc có thể cho bé uống các loại sữa kèm theo. Những không nên cho bé bú thay cho các bữa ăn dặm, nên tập cho bé ăn để hệ tiêu hóa được rèn luyện việc tiêu thụ thức ăn.

Khi nấu cháo ăn dặm không nên cho các loại gia vị, vì thận và đường hô hấp của bé còn yếu, nhiều loại gia vị có thể làm ảnh hưởng tới chúng. Và nên nấu cháo loãng một chút, tỷ lệ nên dùng là 1:6, tức là 60ml nước cho 10g gạo, và đặc biệt không nên cho nhiều loại chất béo vào trong cháo.

Huong dan cach lap thuc don cho be 7 thang tuoi khoa hoc nhat 7
Nên nấu cháo loãng để bé dễ ăn - Ảnh minh họa: Internet

Không nên thúc ép bé ăn quá nhiều, ngoài ba bữa chính chỉ nên cho bé ăn nhẹ, nếu bé kêu đói mới cho ăn nhiều hơn. Việc ép bé ăn sẽ làm bé chán bữa, bội thực đồ ăn, như vậy không đem lại những hiệu quả như mong muốn.

Nấu ăn cho bé phải đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyệt đối không dùng những loại thực phẩm kém chất lượng hay nguồn gốc không rõ ràng, vì chúng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

Tập cho bé thói quen ăn uống, cho bé tự xúc, tự uống nước, tập luyện tính tự giác trong ăn uống cho bé. Đồng thời hãy nhắc bé tác phong ngồi ăn đúng tư thế, đúng chỗ, khi ăn cẩn thận để thức ăn không lem nhem ra xung quanh. Như vậy sau này bé sẽ có nề nếp ăn uống chủ động và khoa học hơn.

>>> Xem thêm:

- Thực đơn các món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

- Cách nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi mà mẹ bỉm sữa không thể bỏ qua

Huong dan cach lap thuc don cho be 7 thang tuoi khoa hoc nhat 8
Nhớ đảm bảo vệ sinh khi nấu cháo - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là các hướng dẫn để các mẹ lập thực đơn cho bé 7 tháng tuổi khoa học và hiệu quả nhất. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các mẹ đã có thêm những hiểu biết hữu ích để chăm sóc tốt cho bé yêu nhà mình và khiến những bữa ăn của bé trở nên hấp dẫn hơn.

Tôm khô nấu gì ngon khiến chồng và con bạn đều phải phát mê?

Tôm khô nấu gì ngon để chồng và con đều phải phát mê? Những câu trả lời sau sẽ giúp bạn có ngay bí kíp để nấu được những món ăn với tôm khô siêu ngon.

TIN MỚI NHẤT