Hạt sen đại bổ được ví như 'ngọc trời ban' nhưng những người này chớ dại ăn vào kẻo gây hại sức khỏe

Dinh dưỡng 24/10/2024 04:00

Hạt sen được chứng minh rất tốt cho sức khỏe, giúp nâng cao và cải thiện cơ thể. Bằng những công dụng hữu ích này, hạt sen được sử dụng nhiều trong ẩm thực và các bài thuốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại hạt này.

 

Hạt sen có hàm lượng các chất protein, magie, kali và phốt pho cao, trong khi hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Trong y học, hạt sen được xem như một dược phẩm quý, có thể chữa các loại bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ăn kém, tâm phiền và bệnh ăn uống khó tiêu.

Hạt sen đại bổ được ví như 'ngọc trời ban' nhưng những người này chớ dại ăn vào kẻo gây hại sức khỏe - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Trong 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68g carbohydrate, 17-18g protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5g mỡ, còn lại là các thành phần khác như nước, khoáng chất khác. Theo kết quả nghiên cứu, trung bình cứ 100 gam hạt sen khô có thể cung cấp khoảng 18g protein chất lượng cao và chất xơ. Đặc biệt, hạt sen không chứa đường mà lại có hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.

Hạt sen còn được gọi là liên nhục, có vị ngọt, tính bình và thành phần chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong Đông y, hạt sen là một món ăn ngon, bổ và cũng là một vị thuốc quý có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, có thể cải thiện tình trạng di tinh, mộng tinh ở nam giới hay bệnh tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.

Hạt sen đại bổ được ví như 'ngọc trời ban' nhưng những người này chớ dại ăn vào kẻo gây hại sức khỏe - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Những người không nên ăn hạt sen

Người bị rối loạn tiêu hóa: Hạt sen có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng cầm máu, giảm tiêu chảy. Do đó, những người bị táo bón nên hạn chế ăn hạt sen vì có thể làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hạt sen chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa yếu.

Hạt sen đại bổ được ví như 'ngọc trời ban' nhưng những người này chớ dại ăn vào kẻo gây hại sức khỏe - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Người bị bệnh gout, sỏi thận: Hạt sen chứa một hợp chất cần được lưu ý, đó là purine. Purine là một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Hàm lượng purine trong hạt sen tuy không cao như một số loại thực phẩm khác nhưng nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là khi cơ thể đang có vấn đề về chuyển hóa purine, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc làm bệnh gout trở nên nặng hơn. Axit uric tích tụ quá mức cũng có thể hình thành sỏi thận, gây đau đớn, tiểu ra máu và các biến chứng nguy hiểm khác.

Hạt sen đại bổ được ví như 'ngọc trời ban' nhưng những người này chớ dại ăn vào kẻo gây hại sức khỏe - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Trẻ em dưới 1 tuổi: Hạt sen chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm protein, tinh bột, chất xơ... Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa một lượng lớn các chất này có thể gặp khó khăn, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với các thành phần trong hạt sen, biểu hiện bằng các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở...

Hạt sen cực bổ nhưng lưu ý phải tránh ngay 3 đại kỵ này, nếu không sẽ trở thành thuốc độc phá nát nội tạng

Hạt sen là một loại thực phẩm phổ biến trong ẩm thực Á Đông và được coi là một nguồn dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, khi không sử dụng đúng cách, hạt sen sẽ trở thành một món thuốc độc đối với sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT