Gạo lứt là loại quen thuộc, có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, có những đối tượng không nên ăn gạo lứt kẻo nguy hại cho sức khỏe.
- Chuyên gia chỉ ra bí quyết đơn giản giúp phụ nữ sống lâu nhờ chế độ ăn Địa Trung Hải
- Những sai lầm rất cơ bản khi giảm cân nhiều chị em càng giảm lại càng tăng
Người có mụn trứng cá, chàm, dị ứng da
Khi da bị viêm nhiễm, cơ thể bị nóng trong thái qua sẽ dẫn đến các vấn đề như dị ứng da, chàm, mụn trứng cá,… Nguyên nhân có thể là do thức ăn và chất thải tích tụ trong ruột.
Người có vấn đề về da nên ăn ít mì ống, bánh mì và bánh ngọt để giảm bớt tình trạng nóng trong từ thức ăn, đợi đến khi dạ dày tương đối sạch sẽ mới ăn từ từ lượng nhỏ.
Theo bác sĩ y học Trung Quốc Li Qi tính chất ngọt mát của gạo trắng sẽ không làm trầm trọng thêm sự nóng trong, có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ tổng thể của thức ăn, duy trì chức năng tiêu hóa, tránh tích tụ quá nhiều chất thải trong ruột. Vậy nên cô thường khuyên người mắc bệnh ngoài da nên ăn ít nhất một bát cơm mỗi ngày để việc cải thiện các triệu chứng ổn định hơn.
Người hoạt động thể lực nặng
Lương thực thô như gạo lứt có giá trị dinh dưỡng thấp, thiếu đạm, chất béo và cung cấp năng lượng nên không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Do đó, những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể lực, vận động mạnh nên chọn các loại thực phẩm giàu đạm và có nhiều năng lượng để cơ thể luôn khỏe mạnh, có đủ sức làm việc.
Người có khả năng miễn dịch kém
Nạp hơn 50gr chất xơ mỗi ngày sẽ cản trở việc hấp thụ Protein, tỉ lệ thu nạp chất béo giảm, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bạn. Vậy nên với người có hệ miễn dịch yếu, không nên ăn nhiều gạo lứt mà hãy chọn những thực phẩm nhiều dưỡng chất nhé.
Người bị viêm dạ dày, loét dạ dày
Theo bác sĩ y học Trung Quốc Li Qi, khi bị viêm dạ dày hoặc loét dạ dày thì thành dạ dày đã bị tổn thương, đang ở trạng thái viêm nhiễm, ăn mòn. Khi đó nếu ăn các loại gạo nguyên hạt như gạo lứt, gạo mầm, gạo tím, đậu xanh, đậu đỏ sẽ làm tăng mức độ bào mòn thành dạ dày, làm triệu chứng trầm trọng hơn.
Nếu cơ tay bị viêm, đau bạn cần tránh nắm vật nặng trên tay để cơ được nghỉ ngơi, phục hồi. Tương tự như vậy, khi bao tử bị viêm và bị thương bạn nên tránh những thức ăn khó tiêu, cố gắng ăn cơm gạo trắng mềm và rau dễ tiêu hóa, bổ sung lượng đạm thích hợp để bao tử giảm bớt công việc, cho nó được nghỉ ngơi tốt.
Thanh niếu niên ở giai đoạn dậy thì
Ở giai đoạn dậy thì, con người cần rất nhiều dinh dưỡng và năng lượng để phát triển. Lương thực thô có thể cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone. Ngoài ra nó còn có thể gây trở ngại cho việc hấp thu, sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết khác cho sự tăng trưởng của cơ thể trong giai đoạn này.
Người thiếu hụt Canxi, sắt
Trong gạo lứt có chứa Axit phytic, chất này kết hợp với các chất khoáng tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc hấp thu của cơ thể. Vậy nên với những người thiếu hụt Canxi, sắt thì không nên ăn nhiều gạo lứt mà nên kết hợp các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt cá, uống sữa,…