5 nhóm người sau đây tuyệt đối không nên đụng đến nho, để tránh rước họa vào thân khi tiếp xúc với loại trái cây quen thuộc này
- Loại quả chua chua, ngọt ngọt thơm ngon nhiều người 'mê' nhưng 4 nhóm người này không nên ăn
- Hay ăn xoài nhưng ít ai biết đây là loại hoa quả 'đại kỵ' với 3 nhóm người này, đừng nên ăn
Quả nho có vị chua chua, ngọt ngọt rất ngon, có thể ăn nho trực tiếp hoặc làm nước ép, sinh tố và làm bánh. Nho cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất khác nhau và chứa hàm lượng cao chất xơ. Ăn nho thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa ung thư và bệnh tim, hỗ trợ rất tốt cho người bị bệnh hen suyễn, tăng miễn dịch và có công dụng hữu hiệu trong làm đẹp. Tuy nhiên, dù có thèm đến mấy, đây vẫn là một loại trái cây không phù hợp với tất cả mọi người.
Quả nho tuy rất ngon và giàu chất dinh dưỡng nhưng có những người tuyệt đối không được đụng vào nho, nếu không sẽ gặp phải những họa cảnh khó lường đến tính mạng và sức khỏe. Vậy đó là ai và tại sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Người béo phì
Nho chứa tương đối ít calo, nhưng khoảng 30 quả nho chứa chưa đến 105 calo. Nếu bạn thấy ngon miệng mà ăn hết cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể tương đương với cả một bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn nho mà không định trước suất ăn của mình thì số calo thêm vào này sẽ khiến bạn tăng cân.
Người bị bệnh đường ruột
Nho có nhiều chất xơ, lượng chất xơ này không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột. Song khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài, đó là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.
Người mắc bệnh về răng miệng
Những người đang mắc bệnh về răng miệng, đặc biệt là đang đau răng, nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn.
Đường trong nho khi lên men có tính ăn mòn cao đối với răng, ảnh hưởng đến men răng, gây sâu răng, vì vậy khi ăn nho xong cần súc miệng và đánh răng ngay.
Người bị táo bón
Ăn quá nhiều nho một lúc có thể gây nóng trong và trầm trọng thêm tình trạng đại tiện kém, vì vậy bệnh nhân bị táo bón không nên ăn nhiều.
Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp
Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hóa thuốc. Cho nên đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của thuốc không kiểm soát được (Diltiagem, Verapamil). Các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho.