Cô gái làm công việc văn phòng suýt mất mạng sau khi uống nước ép nguyên nhân là do bảo quản sai cách. Vì thế, giảm cân cũng cần đúng phương pháp, có sự tìm hiểu kỹ càng kẻo “tiền mất tật mang”
- Mẹo làm nghêu hấp thái siêu đỉnh - Nghêu tròn béo núng nính, nước cốt thanh trong, thấm đều gia vị
- Mẹo hay làm cốt bánh bông lan 'không thắt eo, không lõm đáy' - Công thức bất bại, ‘chân ái’ của chị em phụ nữ
Cô gái Gia Gia (tên nhân vật đã được thay đổi) năm nay 30 tuổi, sống tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc). Vì còn độc thân và làm công việc văn phòng, cô rất quan tâm đến việc giảm cân, duy trì vóc dáng.
Cho dù công việc bận rộn nhưng Gia Gia vẫn dành thời gian để tập luyện yoga và thể dục nhịp điệu tại nhà mỗi ngày. Cộng thêm ăn uống điều độ nên cân nặng của cô luôn duy trì ở 48 - 49,5kg, suốt 2 năm qua chưa bao giờ chạm tới mức 50kg.
Một thời gian sau, kỳ nghỉ Tết, cô phát hiện mình đã tăng lên hơn 3kg, đạt mức 53kg. Với chiều cao 1m65 của cô thì chỉ số khối cơ thể (BMI) là 19,4, trong mức bình thường. Thậm chí một số đồng nghiệp trước đây thường chê cô gầy quá, giờ đều nói rằng có thêm chút da thịt nhìn đẹp hơn nhiều.
Nhưng cô càng trở nên lo lắng hơn khi tăng cân đúng vào thời điểm công ty diễn ra nhiều sự kiện nhất trong năm. Vậy là cô quyết định phải giảm cân bằng mọi cách.
Bắt đầu giảm lượng thức ăn đi một nửa trong bữa sáng và bữa trưa. Vào bữa tối, cô chỉ ăn một chút salad hoặc sữa chua, hoa quả kèm với nước ép rau củ cô tự làm tại nhà. Có thể do sự kết hợp thực phẩm chưa đúng hoặc chưa quen dùng nước ép rau củ nên cô cảm thấy nó khá khó uống, làm một lần rất nhiều nhưng chỉ uống một chút rồi bỏ trong tủ lạnh.
Vì quá bận rộn với các sự kiện ở công ty mà cô quên béng đi mất. Khi nhớ ra chai nước ép rau củ trong ngăn mát tủ lạnh thì đã là 3 ngày sau. Tiếc của lại đang khát nước nên cô vội vàng uống hết sạch trong vài hơi. Sau đó vài giờ Gia Gia đau bụng, khó thở đến mức phải gọi xe cấp cứu.
Sau khi cấp cứu, bác sĩ cho biết bệnh nhân được đưa tới phòng cấp cứu trong tình trạng tím tái, suy hô hấp, choáng váng nặng và suy giảm nhận thức. Phát hiện độ bão hòa oxy trong máu của bệnh nhân đã giảm xuống dưới 80% (giá trị bình thường nên là trên 95%). Tức là đang trong tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Xét nghiệm chuyên sâu cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc nitrit, lập tức được thở oxy bằng máy, rửa dạ dày kết hợp các điều trị giải độc khác.
Sự nỗ lực từ đội ngũ y bác sĩ, bệnh nhân đã thoát khỏi cơn nguy kịch. Sáng ngày hôm sau, Gia Gia được chuyển sang phòng bệnh thường để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Trước đó một trường hợp tương tự khác cũng đã từng xảy ra tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Ông Hứa, 54 tuổi đã suýt mất mạng sau khi uống mộc cốc nước ép lê. Ông được chuyển đến phòng cấp cứu trong tình trạng sức khỏe rất tệ, thận, gan và nhiều cơ quan khác đều bị suy yếu, có biểu hiện nhồi máu cơ tim nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do ông đã uống một bát nước ép lê từ 2,3 hôm trước. Ông Hứa cũng cho biết sau khi uống nước ép hoa quả, ông cảm thấy đau bụng nhưng nghĩ chỉ là biểu hiện bình thường nên chủ quan. Tuy nhiên cơn đau vẫn kéo dài liên tục 2 ngày khiến ông phải nhập viện. Ngay sau đó, bác sĩ nhận định ông Hứa rất có thể đã bị nhiễm trùng đường ruột, sau đó giải phóng các độc tố vào máu gây suy đa tạng. Bác sĩ cũng cảnh báo vi khuẩn đang lây lan rất nhanh trong cơ thể ông Hứa chỉ trong 2 ngày, nếu không kịp thời cứu chữa chắc chắn sẽ tử vong.
Tiến sĩ Lu Yuanqiang, Trưởng Khoa Cấp cứu của Bệnh viện số 1 Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) cho biết nguyên nhân khiến các bệnh nhân bị ngộ độc không phải ở bản thân rau củ mà là do rau củ đã bị để lâu ngày.
Khi các loại rau củ, đặc biệt là rau lá xanh chứa nhiều nitrat, nhất là nếu trồng ở các vùng đất ô nhiễm hoặc bón nhiều phân hóa học. Khi để qua đêm chúng sẽ sản sinh ra nitrit, là 1 chất đã được WHO công nhận là có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, còn có thể gây ngộ độc cấp tính.
Chưa kể, việc bảo quản lâu ngày, dù là trong tủ lạnh cũng khiến các chất dinh dưỡng bị biến chất và biến mất. Vitamin và Folate trong rau củ, nhất là rau xanh có thể sản sinh ra các chất có hại cho hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập trong quá trình bảo quản.
Bác sĩ nhấn mạnh rằng, đặc điểm chính của ngộ độc nitrit là chứng tím tái do thiếu oxy mô và các vết bầm tím sẽ xuất hiện trên môi, lưỡi và móng tay. Trường hợp nặng thì kết mạc, mặt và thậm chí da toàn thân tím tái. Người bệnh sẽ thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, buồn ngủ, bứt rứt, khó thở, thậm chí buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa khác. Ngộ độc nặng sẽ hôn mê, co giật, đại tiểu tiện không tự chủ, suy nhiều cơ quan do thiếu oxy trầm trọng dẫn đến tử vong.
Ngoài ngộ độc cấp tính, nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine có tác dụng gây ung thư mạnh. Ăn lâu dài thực phẩm có chứa nitrit có thể gây ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng. Qua đó, ông nhắc nhở chúng ta tuyệt đối không để rau củ đã chế biến, bao gồm cả làm nước ép, sinh tố hay salad… qua đêm, dù là bọc kín bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian tối đa để ăn hoặc uống chúng là 4 giờ sau khi chế biến. Lưu ý thêm là không nên hâm nóng lại đến lần thứ hai bởi sẽ làm biến chất, giảm dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe.