Bí quyết để có gan khỏe mạnh, không đọng độc tố hóa ra đến từ 2 loại quả quen thuộc.
- Loại rau có giàu hàm lượng selen gấp 30 lần hành tây: Là "thuốc" hạ đường huyết tự nhiên lại rất bổ máu
- Loại hạt được tiến sĩ Mỹ khen ngợi khả năng kiểm soát đường huyết, hạ mỡ máu, kéo dài tuổi thọ: Sẵn có ở Việt Nam
Những năm gần đây, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, đặc biệt là gan. Theo ThS.BS Trần Hữu Duy (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh), gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người và có các chức năng quan trọng như đào thải độc tố, sản xuất mật, lưu trữ vitamin, khoáng chất, chuyển hóa các chất, tổng hợp các yếu tố đông máu albumin…
Xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, gan có thể đối mặt với nhiều bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, xơ gan...
Tuy nhiên, các vấn đề về gan cũng ngày càng gia tăng do lối sống hiện đại thay đổi. May mắn thay, trong nghiên cứu của mình, Viện sĩ Lý Lan Quyên (người Trung Quốc) đã phát hiện 2 loại trái cây có tính kiềm, mỗi ngày ăn một chút trước khi đi ngủ có thể khiến gan khỏe mạnh như được rửa sạch bằng nước.
Trái cây có tính kiềm là loại tạo ra phản ứng kiềm trong cơ thể con người, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có vai trò quan trọng đối với sức khỏe.
Nghiên cứu của Viện sĩ Lý Lan Quyên cho thấy, táo và chanh là hai loại trái cây có tính kiềm, tác dụng bảo vệ gan của chúng đặc biệt đáng kể. Táo rất giàu pectin và vitamin C, có thể thúc đẩy chức năng giải độc của gan, giúp loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể. Chanh rất giàu axit citric, có thể kích thích gan sản xuất mật, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và chuyển hóa chất béo, giảm gánh nặng cho gan.
Tiêu thụ táo và chanh mỗi ngày trước khi đi ngủ có thể làm sạch gan. Điều này là do thành phần kiềm của táo và chanh có thể trung hòa các chất có tính axit trong cơ thể, giảm gánh nặng cho gan, thúc đẩy chức năng giải độc của gan.
Đồng thời, chất xơ trong táo và chanh có thể giúp ruột loại bỏ chất thải, giảm kích ứng cho gan. Ngoài ra, táo và chanh rất giàu vitamin, khoáng chất, có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho gan.
Theo y học cổ truyền, táo có tính ôn, thông kinh lạc tỳ, tốt cho gan. Tính axit của táo có thể kiềm chế khí của gan và ngăn khí của gan trở nên quá mạnh. Đối với những người bị gan nhiễm mỡ, táo còn có vai trò giúp tiêu hóa và loại bỏ chất béo, là thực phẩm bảo vệ gan rất tốt.
Trái ngược với táo, gan lại không hề thích sầu riêng vì nếu ăn nhiều có thể âm thầm khiến gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là bởi nó có lượng đường và calo quá cao. Trong 100g sầu riêng (phần thịt) có chứa hàm lượng đường cao tới 27g.
Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Bệnh viện 198), chanh là nhóm hoa quả rất tốt mà chúng ta có thể dùng hàng ngày. Hàm lượng vitamin C trong chanh hấp thu và chuyển hóa rất tốt mà không mất đi trong quá trình chế biến (vì chúng ta thường ăn quả tươi). Đặc biệt, lượng vitamin C này khi vào cơ thể có tác dụng nâng cao sức đề kháng, làm vững bền các thành mạch, tăng cường quá trình chuyển hóa và thải độc cho gan.
Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyên rằng khi sử dụng nhóm hoa quả như chanh, cam, bưởi nên ăn cả tép để bổ sung thêm chất xơ, giúp nhuận tràng, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa. Như vậy cũng có nghĩa là giảm được gánh nặng cho hoạt động của lá gan.
Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyên rằng khi sử dụng nhóm hoa quả như chanh, cam, bưởi nên ăn cả tép để bổ sung thêm chất xơ, giúp nhuận tràng, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa. Như vậy cũng có nghĩa là giảm được gánh nặng cho hoạt động của lá gan.
Tuy nhiên, chúng ta nên tiêu thụ chanh vừa phải. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Pan African vào năm 2018, axit citric trong chanh có thể làm mòn men răng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng khi bạn tiêu thụ chanh nhiều và thường xuyên. Những người mắc chứng trào ngược axit sẽ dễ bị ợ chua khi dùng quá nhiều chanh, đặc biệt lúc đói bụng.
Lưu ý, ngoài việc ăn táo và chanh trước khi đi ngủ, chúng ta còn có những cách khác để bảo vệ sức khỏe gan:
Trước hết, hãy duy trì thói quen sinh hoạt tốt, tránh những thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc. Các chất có hại trong rượu, thuốc lá có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan.
Thứ hai, ăn uống hợp lý, tránh ăn quá nhiều, đặc biệt là các thực phẩm chứa chất béo, nhiều đường. Ăn quá nhiều chất béo và đường có thể dẫn đến tích tụ chất béo trong gan, tăng nguy cơ các bệnh như gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, bạn nên duy trì vận động ở mức độ vừa phải để tăng cường chức năng trao đổi chất của cơ thể và phát huy khả năng giải độc của gan.