Là một bác sĩ, nhà khoa học thực phẩm, tiến sĩ William Li đã dành 20 năm nghiên cứu chế độ ăn uống có thể giúp chúng ta tránh bệnh tật và sống lâu hơn.
- Các mặt hàng chủ lực cho chế độ ăn Địa Trung Hải nổi danh thế giới vì lợi ích "đỉnh cao" cho sức khỏe
- Lợi ích tuyệt vời của hoa đậu biếc đối với sức khỏe
"Tôi luôn hướng tới thực phẩm tự nhiên, và phần lớn chế độ ăn uống của tôi được lấy cảm hứng từ sự pha trộn độc đáo của hai trong số các nền văn hóa ẩm thực vĩ đại nhất trên thế giới: Địa Trung Hải và Châu Á. Tôi gọi đó là chế độ ăn kiêng "Địa Trung Hải". Cả khu vực Địa Trung Hải và châu Á đều có các khu vực được gọi là Blue Zones (vùng xanh), nơi mà những người già cũng khỏe mạnh, ít bệnh tật", ông cho biết trên NCBC.
Dưới đây là 5 yếu tố chính của chế độ ăn uống Địa Trung Hải có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe miễn dịch và giữ sức khỏe như chia sẻ của tiến sĩ William Li.
1. Trái cây
Táo: Ai cũng biết câu ngạn ngữ "Ăn một quả táo mỗi ngày có thể không cần đến gặp bác sĩ" với hàm ý ăn táo phòng được nhiều bệnh. Mặc dù nghe có vẻ thổi phồng nhưng rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của táo. Nhờ giàu vitamin, khoáng chất, hợp chất và chất dinh dưỡng, táo đã được chứng minh là giúp ích cho những việc như kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tốt cho sức khỏe của não và tim, thậm chí cả sức khỏe răng miệng.
Lê: Lê là một nguồn chất xơ tuyệt vời (một loại trái cây cỡ trung bình có 6 gram) cho sức khỏe đường ruột.
Theo các chuyên gia y tế, quả lê giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe. Điển hình là hàm lượng cao vitamin C trong quả lê giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu. Hàm lượng canxi trong quả lê giúp cải thiện sức mạnh của xương và răng. Còn chất xơ giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình tiêu hóa.
Bưởi: Thịt bưởi chứa flavonoid chống lại bệnh tật. Một quả bưởi cỡ trung bình chứa với 98% giá trị vitamin C và 79% vitamin A của một người lớn cần mỗi ngày. Trong đó, vitamin C là một chất chống oxy hóa và chống viêm bảo vệ DNA mạnh mẽ.
Bơ: Chất béo trong quả bơ là các axit béo không bão hòa đơn lành mạnh, có thể làm giảm nồng độ cholesterol LDL xấu trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Rau củ quả
Bông cải xanh: Bông cải xanh có chứa sulforaphane, giúp bảo vệ tế bào gốc, cải thiện sức khỏe đường ruột và sự trao đổi chất, đồng thời khuếch đại các phản ứng miễn dịch.
Đậu nành: Đậu nành được ăn như một loại đậu, làm thành đậu phụ, lên men và thậm chí có thể được chuyển thành rượu vang. Theo các nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Sơn Đông (Trung Quốc), tiêu thụ đậu nành có liên quan đến việc giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 23% bệnh tiểu đường.
Cà rốt: Là một loại rau củ cổ xưa có nguồn gốc từ Tây Nam Á, cà rốt là một nguồn chất xơ tốt cho sức khỏe đường ruột. Một nửa chén cà rốt nghiền có 2 gram chất xơ.
Nấm: Nấm chứa một chất xơ hòa tan gọi là beta-D-glucan, kích thích phát triển các mạch máu mới cần thiết để chữa lành vết thương. Đồng thời, nó có thể ngăn ngừa các mạch máu có hại nuôi dưỡng bệnh ung thư.
3. Các loại đậu
Đậu trắng: Đậu là một loại thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol trong máu. Chúng cũng chứa các chất dinh dưỡng có giá trị như sắt, kẽm, magiê và folate.
Đậu lăng: Đậu lăng là một cây họ đậu cổ điển trong ẩm thực Địa Trung Hải. Một nửa chén đậu lăng khô chứa 18 gram chất xơ, chiếm hơn một nửa lượng khuyến nghị hàng ngày cho nam và nữ.
4. Hải sản
Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều omega-3, được hấp thụ vào các tế bào mỡ và được chuyển hóa. Sau đó, chúng tạo ra các protein tác động vào tế bào vào khối chất béo xung quanh để dập tắt tình trạng viêm do chất béo gây ra.
Cá mòi: Cá mòi là một loại hải sản lâu đời của Địa Trung Hải. Chúng chứa các hoạt chất sinh học có thể cải thiện sự trao đổi chất và giảm cholesterol trong máu.
5. Thức uống
Trà matcha: Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã phát hiện ra rằng matcha có thể chống lại các tác động trao đổi chất của chế độ ăn nhiều chất béo.
Trà ô long: Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy uống 6 tách trà ô long ba ngày một tuần giúp cải thiện sự trao đổi chất tổng thể.
Tiến sĩ William Li, là một bác sĩ, nhà khoa học và là tác giả bán chạy nhất của Thời báo New York. 2 cuốn sách nổi tiếng của ông là "Eat to Beat Your Diet: Burn Fat, Heal Your Metabolism, and Live Longer" and "Eat to Beat Disease: The New Science of How Your Body Can Heal Itself". Cả 2 đều liên quan đến ăn uống để chữa lành cơ thể và khỏe mạnh, sống lâu hơn.
Ông cũng là người góp phần dẫn đến sự phát triển của hơn 40 phương pháp điều trị y tế mới và tác động chăm sóc cho hơn 70 bệnh bao gồm ung thư, tiểu đường, mù lòa, bệnh tim và béo phì.