Dưa muối rất có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn cũng cần tuân thủ một vài lưu ý để món ăn đảm bảo an toàn.
- Cách làm mì xào bò vừa nhanh lại đủ dưỡng chất cho bữa sáng nhẹ bụng
- Cách làm gà hấp muối sả đơn giản, nhanh chóng tại nhà
Ăn dưa muối chưa chín
Dưa muối khi chưa chín, còn có màu xanh thường chứa nhiều muối nitograt dễ gây ngộ độc, làm mệt tim, gây ra các hiện tượng thở dốc, tức ngực... Ngoài ra, nêu ăn nhiều, hợp chất này tích tụ trong cơ thể cũng có thể gây bệnh ung thư.
Một trong những sai lầm của nhiều gia đình là thích ăn dưa cà muối xổi chấm mắm tôm mà không biết rằng khi cà còn sống trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc gần giống như cà chua xanh.
Đặc biệt với những người thể trạng yếu, mới ốm dậy hoặc có tiền sử về bệnh đường tiêu hóa hay dạ dày thì càng nên hạn chế ăn dưa, cà muối xổi nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Ăn dưa muối lâu ngày
Dưa muối rất mặn ăn nhiều dễ gây hại cho thận nên bạn có thể rửa và vắt sạch nước trước khi ăn để loại bỏ bớt muối trong dưa cũng là một cách ăn tốt cho sức khỏe.
Không nên để dưa, cà muối quá lâu bởi lúc này hàm lượng nitric sẽ tăng cao trở lại, chất này có thể gây tụt huyết áp. Theo đó, nếu ở liều 0,3 g - 0,5 g nitric có thể gây ngộ độc, còn từ 3 g trở lên nitric có thể dẫn đến chết người.
Ăn quá nhiều dưa cà muối
Không ăn dưa cải muối quá nhiều, lượng dưa muối ăn vào mỗi lần chỉ nên khoảng 50g và không nên ăn thường xuyên vì trong dưa muối chua có chứa rất nhiều axit oxalic và canxi sẽ gây sỏi thận.
Mặt khác vì rất mặn nên ăn nhiều không tốt cho sức khỏe, nó cũng là nguyên nhân chính gây ra sự phù nề và tích nước, nó có thể khiến cho thể tích máu tăng lên từ đó gây ra chứng huyết áp cao.
Dưa muối vì thường rau đã để muối dưa là rau già nên nhiều xơ hơn. Đối với người già, ăn nhiều chất xơ có thể gây xoắn ruột, tắc ruột do bã thức ăn, cọ sát gây chảy máu, hoặc chất chua làm viêm loét thêm.