Cà chua được mệnh danh là thần dược đậu con cho những cặp vợ chồng muộn muốn có con. Hãy cùng khám phá những công dụng bất ngờ của loại rau quen thuộc này trong bài viết này!
- Thực hư việc sử dụng lá ổi có thể giúp cho bạn khỏe mạnh sống lâu, trường thọ trăm tuổi, đẹp dáng đẹp da?
- Cơm rượu nếp thường được ăn trong Tết Đoan Ngọ nhưng đại kỵ với những người này, nhớ cẩn thận kẻo đột quỵ bất ngờ
Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Mặc dù, được coi như trái cây, nhưng cà chua thường được ăn và chế biến như một loại rau. Thành phần của cà chua bao gồm các chất chống oxy hóa lycopen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Hàm lượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cà chua là 95% nước, 5% còn lại chủ yếu bao gồm carbohydrate và chất xơ. Trong 100 gam cà chua sống bao gồm thành phần dinh dưỡng sau: 18 kcal, 0,9 gam đạm, 3,9 gam carb, 2,6 gam đường, 1,2 gam chất xơ, 0,2 gam chất béo...
Carb trong cà chua bao gồm: Đường đơn, chẳng hạn như glucose và fructose, chiếm gần 70% hàm lượng carb.
Chất xơ: Cung cấp khoảng 1.5 gam trong mỗi quả cà chua cỡ trung bình. 87% các chất xơ trong cà chua là chất xơ không hòa tan, ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.
Vitamin và khoáng chất: cà chua là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất: Vitamin C, thành phần dinh dưỡng thiết yếu đồng thời có vai trò như chất chống oxy hóa. Sử dụng một quả cà chua cỡ trung bình có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 28% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI). Kali, khoáng chất thiết yếu, kali có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim. Vitamin K1 hay phylloquinone, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương.
Folate (vitamin B9) một trong những vitamin B, folate rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của mô và chức năng tế bào. Đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Đây một loại rau quả phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn mà còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe. Với những ai đang mong muốn có con, cà chua được xem là một loại thực phẩm có tác dụng tốt trong việc tăng cường sinh lực nam giới, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng gặp phải tình trạng hiếm muộn.
Từ những nghiên cứu mới nhất, chúng ta có thể thấy rõ ràng những lợi ích mà cà chua mang lại cho sức khỏe, và đặc biệt là những công dụng bất ngờ mà ít người biết đến. Hãy cùng tìm hiểu về cà chua và những lợi ích của nó đối với sức khỏe và sinh sản trong bài báo này.
Cải thiện thị lực
Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin .
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Theo một nghiên cứu của Đức, cà chua giúp tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu, giúp tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
Chống tác hại của khói thuốc lá
Hai thành phần, axit coumaric và axit chlorogenic trong cà chua, có khả năng bất hoạt nitrosamin nội sinh và chất này còn được tìm thấy lượng lớn trong khói thuốc lá. Chất Nitrosamin được phát hiện là chất gây ung thư. Sự hiện diện của axit coumaric, axit chlorogenic và vitamin A với hàm lượng lớn trong cà chua được chứng minh làm giảm tác dụng các chất gây ung thư đến từ việc hút thuốc lá, đặc biệt là ung thư phổi.
Điều trị hiếm muộn
Cà chua có chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh, đã được nghiên cứu rộng rãi về vai trò tiềm năng trong việc cải thiện khả năng sinh sản của nam giới. Bên cạnh đó, bổ sung lycopene cũng được chứng minh như một phương pháp điều trị vô sinh nam.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc bổ sung 4 đến 8 mg lycopene mỗi ngày trong 8 đến 12 tháng giúp cải thiện sức khỏe tinh dịch và tăng tỷ lệ mang thai. Tuy nhiên, phái mạnh nên bổ sung lycopene từ một số loại thực phẩm vào chế độ ăn trước khi tìm đến thực phẩm chức năng. Trước khi quyết định bổ sung bất kỳ chất dinh dưỡng hay loại vitamin nào, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ dinh dưỡng hoặc chuyên khoa sinh sản.