Vì muốn con không thua kém bạn bè, kể cả chi nhiều tiền mua “sơn hào hải vị” bố mẹ cũng không tiếc, nhưng kết quả con vẫn thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
- Những loại nước ép giúp lọc sạch cơ thể, là ‘KHẮC TINH’ của bệnh tật trong đó có cả ung thư
- Uống nước rau củ quả buổi sáng rất tốt nhưng có 6 loại rau quả tuyệt đối không nên dùng để ép nước vì có thể làm mất dinh dưỡng hoặc gây hại cơ thể
Đó là câu chuyện của cặp vợ chồng họ Tiêu, sinh sống ở Thẩm Quyến (Trung Quốc). Nhà có cậu con trai đáng yêu tên Lang Lang. Vì là con một nên vợ chồng anh rất kỹ lưỡng trong việc chăm sóc con.
Thế nhưng, đứa con trai đã 6 tuổi của anh thấp bé như chỉ mới lên 4. Gia đình không phải nhà khó khăn nên cứ có món nào ngon, bổ hay cả “cả sơn hào hải vị” vợ chồng anh cũng không hề tiếc tiền mà mua cho con.
Mẹ của bé chăm nấu những món hầm bổ dưỡng như canh xương hầm, gà hầm... cho con ăn vì cho rằng đồ bổ sẽ giúp con mập lên. Thế nhưng càng em thì tình trạng biếng ăn, kén ăn ngày càng trầm trọng. Con anh chị đã thấp bé nay càng tồi tệ hơn. Nhiều người khuyên vợ chồng anh nên cho con đi khám.
Sau khi khám xong mới biết, là do cha mẹ cho con ăn uống không khoa học dẫn đến tỳ vị của Lang Lang bị hư. Trong dạ dày còn tích tụ một lượng lớn thức ăn, chính nó cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng, khiến cho đứa trẻ không phát triển được.
Một sai lầm nữa chính là khi lúc con biếng ăn, vợ chồng anh Tiêu đã không đưa con đi khám ngay. Ngược lại, còn nấu rất nhiều canh hầm xương cho con ăn. Trong khi đó, canh hầm xương chứa nhiều dầu mỡ càng làm cho trẻ khó tiêu hóa, gây gánh nặng lên cho tỳ vị, dạ dày, từ đó làm giảm chức năng của hai cơ quan này.
Có 2 quan điểm sai lầm khi cho con ăn mà nhiều gia đình mắc phải:
Cho con ăn quá no: Bố mẹ không nên bắt ép con ăn nhiều. Vì ăn nhiều, về lâu dài sẽ khiến cho dạ dày của con dễ bị tích tụ thức ăn, dẫn đến tỳ vị và dạ dày yếu đi.
Cho con ăn nhiều thịt cá và đồ bổ mỗi ngày: Nhiều người cứ thích cho con ăn nhiều thịt cá vì nghĩ như thế mới bổ. Thế nhưng, theo các bác sĩ, trẻ ăn nhiều thịt cá mà không ăn rau, trái cây sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, khó tiêu, dễ tích tụ thức ăn làm lá lách yếu dần.
Hậu quả của việc lá lách và dạ dày yếu được biểu hiện ra bên ngoài là sắc mặt vàng sậm, thiếu sinh khí, nổi gân xanh gần sống mũi, mí mắt sưng đỏ, ăn kém hoặc không muốn ăn. Lưỡi của trẻ sẽ có những đốm trắng vàng xen lẫn. Chất lượng giấc ngủ kém, dễ thức dậy lúc nửa đêm, đổ mồ hôi trộm… Lá lách và dạ dày yếu còn dễ khiến trẻ bị khó tiêu, không hấp thụ được dinh dưỡng nên thường thấp còi hơn các bạn.
Để con luôn khỏe mạnh, phát triển tốt và hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng thì bố mẹ nên lưu ý:
Cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: Nên cho con ăn theo nhu cầu của con, ăn đa dạng đủ các loại thức ăn: cơm, thịt, cá, tôm, cua, trứng, rau xanh và trái cây.
Tập thể dục thường xuyên: Trẻ ít vận động thì khả năng tiêu hóa sẽ kém hơn trẻ vận động thường xuyên.
Đi ngủ sớm và dậy sớm: Tuân thủ lịch sinh hoạt khoa học đi ngủ sớm và dậy sớm sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ tốt hơn.