Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc, trong đó nguyên nhân hàng đầu là do thiếu dinh dưỡng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi rụng tóc nhiều là thiếu chất gì nhé.
- Kiểu tóc được gái Hàn ưa chuộng vừa giúp che khuyết điểm ‘trán sân bay’, vừa ăn gian tuổi tác đáng kể
- Hướng dẫn cách trị rụng tóc từ thiên nhiên
Mục Lục
1. Tóc rụng nhiều là dấu hiệu của những bệnh lý gì?
Mỗi ngày, một người bình thường mất khoảng 100 sợi tóc, tuy vậy điều này lại không gây ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt do tóc mới sẽ mọc lên song song. Như vậy, rụng tóc xảy ra khi chu kỳ mọc tóc này bị chậm đi hoặc gián đoạn do nang lông bị phá hủy và thay thế bằng mô sẹo, khiến cho lượng tóc rụng nhiều hơn lượng tóc mọc hàng ngày. Nhiều trường hợp rụng tóc nhiều là do tóc không tiếp tục phát triển, dẫn đến hói đầu, thường xảy ra ở nam giới.
2. Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc
+ Tiền sử gia đình (di truyền): đây được xem là nguyên nhân lớn nhất gây ra hói đầu ở nam giới. Đôi khi lý do này cũng gặp ở một số trường hợp rụng tóc nữ. Tình trạng này thường xảy ra cùng với quá trình lão hóa của cơ thể và gần như có thể dự đoán được hình thái của tóc qua thời gian (xuất hiện các đốm hói đối với rụng tóc nam và tóc mỏng dần đối với rụng tóc nữ).
+ Thay đổi nội tiết tố và bệnh lý: các rối loạn liên quan đến hormone có thể gây rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời, bao gồm thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, sinh nở, mãn kinh và các vấn đề về tuyến giáp. Những nguyên nhân từ bệnh lý bao gồm bệnh rụng tóc từng vùng, nhiễm trùng da đầu như khi nhiễm giun đũa và một hội chứng gọi là “nghiện giật tóc” ở một số người.
+ Căng thẳng, lo âu kéo dài: tình trạng tóc rụng nhiều có thể xuất hiện sau khi chúng ta nhận một cú sốc về thể chất hoặc tinh thần. Loại này chỉ xuất hiện tạm thời, tóc sẽ ít rụng hơn khi giai đoạn stress qua đi.
+ Thuốc và chất bổ sung: do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm, thuốc dùng trong bệnh tim, huyết áp cao và thuốc trị gout cũng làm giảm số lượng tóc trên đầu.
+ Tạo kiểu tóc và phương pháp trị liệu trên tóc: Những kiểu tóc lạ hoặc thắt tóc quá chặt, chẳng hạn như thắt bím tóc có thể là nguyên nhân gây rụng tóc. Ngoài ra, việc áp dụng những phương pháp điều trị trên tóc (như dùng dầu nóng) tiến hành lâu dài có thể gây viêm nang lông, dẫn đến rụng tóc. Nếu để xảy ra sẹo, có thể rụng tóc vĩnh viễn.
+ Xạ trị trên phần đầu: khiến tóc có nguy cơ không thể mọc lại như lúc đầu.
2. Phương pháp chữa rụng tóc hiệu quả
Ngày nay, có nhiều biện pháp giúp khắc phục chứng rụng tóc hiệu quả ở cả nam và nữ giới. Chúng ta hoàn toàn có thể đảo ngược chứng rụng tóc hoặc ít nhất là làm chậm tiến trình này.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị rụng tóc hiệu quả:
+ Sử dụng thuốc
Nếu bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng tóc rụng nhiều không mọc lại thì việc chẩn đoán và chữa trị bệnh lý đó là điều cần thiết. Quá trình điều trị có thể bao gồm các loại thuốc để giảm viêm và ức chế hệ miễn dịch của bệnh nhân, chẳng hạn như thuốc prednisone. Nếu một loại thuốc nào đó có khả năng gây rụng tóc, bác sĩ sẽ khuyên bạn ngừng sử dụng thuốc trong ít nhất ba tháng.
+ Tác động trị liệu bên ngoài da đầu
Có nhiều loại thảo dược thiên nhiên được chứng minh có tác dụng tích cực lên các tế bào nang tóc, loại bỏ sừng hóa trên nang tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Vỏ bưởi, vỏ chanh, bồ kết, mần trầu, bạc hà,... dùng để gội đầu thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc mọc nhanh hơn.
- Gội đầu bằng nước ấm hoặc massage da đầu thường xuyên với các loại tinh dầu phù hợp cũng giúp kích thích tuần hoàn máu, giúp quá trình mọc tóc diễn ra nhanh chóng, mang lại mái tóc suôn mượt, bóng khỏe.
+ Bổ sung dưỡng chất cho tóc từ bên trong cơ thể
Nhiều loại vitamin, khoáng chất có tác dụng rất tóc lên quá trình phát triển của nang tóc. Việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho quá trình mọc tóc sẽ giúp chúng ta khắc phục đáng kể tình trạng rụng tóc hiệu quả.
Tóc chúng ta rụng nhiều do thiếu vitamin gì và nên bổ sung thực phẩm gì khi tóc rụng nhiều?
Nếu rụng tóc không do các nguyên nhân như: di truyền, bệnh lý, cách chăm sóc tóc,... thì chúng ta có thể nghĩ tới một nguyên nhân nữa gây rụng tóc đó chính là cơ thể thiếu hụt các loại vitamin cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng tóc.
Dưới đây là một số chia sẻ đến độc giả về các loại dưỡng chất cần thiết và thực phẩm giúp bổ sung các dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe.
- Thiếu hụt protein
Thành phần chính để cấu tạo nên lớp giữa của thân tóc (bao gồm các bó sợi và vi sợi nhỏ) chính là protein. Protein không đủ khiến tóc mọc chậm, sợi tóc yếu, mỏng dễ đứt gãy và rụng nhanh. Để lấy lại mái tóc chắc khỏe, bạn hãy bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể bằng tất cả các loại thịt như: bò, gà, lợn, vịt, cá, tôm, cua, ốc…
- Thiếu hụt Omega-3
Đây là loại axit béo giúp dưỡng ẩm tự nhiên cho mái tóc và ngăn ngừa oxy hóa tóc. Tình trạng thiếu hụt Omega-3 khiến tóc yếu, chẻ ngọn, khô xơ và rất dễ gãy rụng. Omega-3 có nhiều trong các loại hải sản như cá, dầu gan cá.
- Thiếu hụt nhóm các vitamin
Vitamin A: thiếu hụt vitamin A trong thời gian dài là nguyên nhân lớn khiến chất tóc yếu, xơ cứng và gây ra tình trạng rụng tóc. Bổ sung ngay vitamin A bằng các loại rau xanh giàu chất xơ như: rau cải xoong, rau bina, rau chân vịt, cà chua, cà rốt, các loại rau xanh đậm,...
Vitamin C: được xem là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ sắt và chuyển hóa tổng hợp hồng cầu, từ đó tạo máu. Tóc rụng nhiều, chất tóc xơ yếu và rất dễ bị gãy là biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin C. Chúng ta có thể bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây tươi, đặc biệt là các trái cây có múi như: cam, chanh, bưởi, quýt hoặc ổi, chuối, táo, lê…
Vitamin B: các vitamin B5, B6, B7, B12 sẽ giúp tránh tình trạng gãy rụng tóc và oxy hóa mái tóc. Các loại thịt, cá, trứng, sữa... là những thực phẩm rất giàu vitamin B bạn có thể tham khảo và bổ sung.
Vitamin H: còn được gọi là vitamin B7hay Biotin. Đây được xem là loại vitamin rất tốt cho sự phát triển của tóc, kích thích mọc tóc và làm giảm lượng tóc rụng hiệu quả. Vitamin H chứa nhiều trong các loại cá hồi, cá mòi, các loại hạt ngũ cốc, lòng đỏ trứng gà, các loại gan, lúa mì...
+ Do thiếu hụt các khoáng chất
Canxi:giúp đảm bảo sự phát triển của xương, răng và tóc và móng. Tình trạng thiếu hụt canxi ở phụ nữ sau sinh là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh. Cải ngọt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, quả óc chó... là những loại thực phẩm giàu canxi bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn.
Kẽm: nếu cơ thể bị thiếu kẽm, việc tổng hợp đủ protein và cân bằng lượng nội tiết tố trong cơ thể sẽ khó diễn ra suôn sẻ. Từ đó dẫn đến nồng độ DHT (dihydrotestosterone) trong cơ thể nam giới và estrogen ở nữ giới tăng cao - được cho là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc. Hãy bổ sung lượng kẽm vừa đủ cho cơ thể từ loại thực phẩm tốt như: cá hồi, tôm, cua, hàu, thịt gà, thịt bò, lợn…
Sắt: là một loại khoáng chất quan trọng giúp cơ thể tổng hợp máu. Khi bị thiếu sắt, cơ thể bị thiếu hụt máu, dòng máu lưu thông nên não bộ ít hơn khiến các nang tóc không được cung cấp đủ dưỡng chất. Bạn có thể bổ sung sắt từ các loại thực phẩm như: Thịt bò, thịt lợn, rau cải xoong, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt ngũ cốc…
Selen: giúp cơ thể thải độc và làm giảm các gốc tự do (khiến mái tóc bị oxy hóa và gãy rụng) cho mái tóc của bạn. Không giống như các loại khoáng chất khác, hàm lượng selen trong cơ thể chỉ chiếm một lượng nhỏ. Bạn có thể ăn các loại hải sản để bổ sung selen như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, tôm, cua, hàu...
Silic dioxit: giống như chất xúc tác giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng và khoáng chất hiệu quả hơn. Khi thiếu silic dioxit, không chỉ mái tóc bị gãy rụng nhiều mà ngay cả cơ thể của bạn cũng bị mệt mỏi. Thường xuyên ăn giá đỗ, khoai tây, dưa chuột... để bổ sung thêm khoáng chất có lợi này.
Với những chia sẻ của chúng tôi, hy vọng quý độc giả đã giải đáp được thắc mắc rụng tóc nhiều là thiếu chất gì và những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.