Đây là loại rau được coi là ‘thần dược’ lại mọc dại đầy ở nước ta, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol trong máu

Dinh dưỡng 28/09/2024 04:00

Cây tầm bóp là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến cả trong Y Học Cổ Truyền và trong cuộc sống hàng ngày. Tầm bóp tính vị mát, giải độc và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

 

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata, các tên gọi thân thuộc khác ở Việt Nam như: cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay lồng đèn. Cây tầm bóp là cây thân thảo, thuộc họ Cà, có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ nhiệt đới và sống như cỏ dại.

Thành phần chính của tầm bóp

Quả của cây tầm bóp có thành phần chính là chất xơ, chất béo, protein, đường, Vitamin C, các khoáng chất (lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri,..). Trong thân cây thì có chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid;... Tầm bóp có vị đắng, mát, quả chua nhẹ, có thể dùng để làm rau ăn. Trong đông y, các bộ phận của tầm bóp như: thân, quả, lá, rễ đều có thể dùng làm thuốc. Cây tầm bóp có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

Đây là loại rau được coi là ‘thần dược’ lại mọc dại đầy ở nước ta, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol trong máu - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Một số tác dụng dược lý

Các chất trong cây tầm bóp được cho là có khả năng kích thích miễn dịch hiệu quả. Đặc biệt là khả năng chống tế bào ung thư, nhất là ung thư bạch cầu. Chất Physalin F và D có hoạt chất diệt tế bào ung thư ác tính. Chất Physalin B, D, F, G tác dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.

Vì sao rau tầm bóp giúp hỗ trợ ngừa ung thư, điều trị tiểu đường?

Một số nước trên thế giới coi rau tầm bóp là "thần dược" vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ở nước ta, loại rau này lại thường mọc hoang ở các bãi đất, ven đường, sườn đồi. Trước đây, chúng là rau dại ít ai để ý nhưng giờ lại là một nguyên liệu quý được bán với giá đắt đỏ.

Lá của cây rau tầm bóp có thể được dùng để ăn lẩu, nấu canh… đều rất ngon. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, cây tầm bóp trong Đông y được dùng để trị cảm sốt, ho nhiều đờm, yết hầu sưng đau. Rau có chứa nhiều vitamin C giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường miễn dịch tốt. Cùng với đó, hàm lượng chất xơ cao giúp làm ẩm ruột và có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ nhờ thúc đẩy sản xuất melatonin.

Đây là loại rau được coi là ‘thần dược’ lại mọc dại đầy ở nước ta, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol trong máu - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra, trong rau tầm bóp còn có chứa physalis angulate, vai trò làm ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt. Trong cây có chứa nhiều chất oxy hóa từ flvonoid, beta - caroten rất có lợi trong việc điều trị một số bệnh ung thư như gan, đại tràng, phổi… Các chất chống oxy hóa và hoạt chất sinh học trong rau tầm bóp có khả năng ức chế, ngăn chặn sự hình thành và lan rộng của các tế bào ung thư, hỗ trợ việc điều trị bệnh.

Những công dụng bất ngờ của rau tầm bóp

Hỗ trợ điều trị ung thư

Một nghiên cứu đã chỉ ra hợp chất phenolic trong quả cây tầm bóp có tác dụng ngăn chặn ung thư vú và ung thư ruột kết. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa giúp ức chế các tế bào gây ung thư hiệu quả.

Tốt cho thị lực

Tầm bóp chứa nhiều vitamin A - loại vitamin quan trọng cho sức khỏe của mắt. Vitamin A giúp duy trì độ ẩm của niêm mạc mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, viêm kết mạc,… Vitamin này cũng giúp cải thiện khả năng nhìn trong ánh sáng yếu.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu

Tầm bóp chứa lượng lớn vitamin C có tác dụng chống lại các gốc tự do gây hại cho mạch máu. Vitamin A dồi dào trong tầm bóp cũng sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi các bệnh về tim mạch như xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Đây là loại rau được coi là ‘thần dược’ lại mọc dại đầy ở nước ta, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol trong máu - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể ép rau tầm bóp lấy nước uống hoặc nấu cùng với các loại thực phẩm khác như hải sản, thịt heo, bò,… tùy theo sở thích.

Hạ sốt, chữa cảm lạnh

Trong dân gian, tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, cây tầm bóp còn có rất nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.

Một số món ngon từ rau tầm bóp

Rau tầm bóp luộc: Rau tầm bóp sau khi được thu hoạch thì đem rửa sạch, tiếp đến là luộc qua với nước sôi. Trong quá trình luộc, cho thêm một ít muối vào trong nước, quan sát rau vừa chín thì vớt ra. Nếu bạn để rau tầm bóp chín tới sẽ dễ bị nhão, mau ngán khi ăn. Món rau luộc này có thể dùng chung với nước tương hoặc nước mắm, tuy đơn giản nhưng lại rất bắt miệng bởi độ giòn và mát của rau.

Đây là loại rau được coi là ‘thần dược’ lại mọc dại đầy ở nước ta, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol trong máu - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Rau tầm bóp xào tỏi: Nếu bạn không có nhiều thời gian, chỉ cần xào rau tầm bóp với tỏi cũng đủ thơm ngon. Rau có vị ngọt thanh và đắng nhẹ, giữ được sự dai giòn kết hợp với hương thơm của tỏi không chỉ ngon miệng mà còn có tác dụng giải nhiệt cơ thể tốt. Đây sẽ là một món ăn giúp cho bữa cơm được ngon miệng hơn rất nhiều và cũng giúp xương khớp được chắc khỏe.

Canh rau tầm bóp với trứng bắc thảo: Bạn có thể làm món canh rau tầm bóp với trứng bắc thảo chỉ với những nguyên liệu đơn giản là rau tầm bóp, trứng, kỷ tử, tỏi. Trứng bắc thảo là một loại trứng lên men và được ứng dụng cho nhiều món ăn khác nhau. Sự kết hợp giữa rau tầm bóp và trứng bắc thảo tạo ra một món canh bổ dưỡng mà có thể nấu tại gia đình thay vì nấu các canh truyền thống. Món ăn vừa mát, bổ sung nhiều vitamin A, khoáng chất, tốt cho người bị yếu phổi.

Những công dụng thần kì của quả tầm bóp có thể bạn chưa biết

Tầm bóp là loại quả mọc dại ở làng quê Việt Nam, từ cây cho tới quả của nó đều có những công dụng cực kì hữu hiệu cho sức khỏe và là nguyên liệu thường thấy trong các bài thuốc Đông y.

TIN MỚI NHẤT