Khi ăn rau xà lách bạn cần phải lưu ý đến 4 đại kỵ này để tuyệt đối không phạm phải.
- Để có làn da căng mướt, vòng 1 'đẫy đà', trở thành ‘người tình trong mộng’ của nhiều người thì nhất định phải ăn 5 loại rau củ này
- Mỗi ngày đều ăn chuối nhưng rất nhiều người mắc phải 4 sai lầm ‘chết người’ này
Rau xà lách hay còn gọi là rau diếp có vị hơi ngăm ngăm xuất hiện quanh năm và phát triển khá tốt ở vùng đất có mùn hay nhiều hợp chất hữu cơ. Hiện nay, dựa vào cấu trúc người ta phát ra có 6 loại xà lách khác nhau. Sự khác nhau đó được dựa trên đặc điểm về ngọn và lá của cây xà lách.
Rau xà lách là một loại rau lá màu xanh đôi khi là màu tía do vậy chúng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là rau này khi về già lá có xu hướng sậm màu và vị càng ngăm đắng đồng thời cung cấp cho người sử dụng nhiều giá trị dinh dưỡng hơn.
Rau xà lách chứa hàm lượng nước cao, cũng như một lượng nhỏ năng lượng, protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ và đường. Các khoáng chất và vitamin được tìm thấy trong nó có thể bao gồm canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, natri và kẽm cùng với các vitamin B như thiamin, riboflavin, niacin, folate, vitamin B6 và vitamin C, A, E và K.
Nhiều dinh dưỡng là thế, nhưng khi ăn rau xà lách bạn cần phải tuyệt đối tránh 4 điều này:
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu có hàm lượngvitamin K cao, nếu ăn nhiều rau sống, đặc biệt là xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chứng huyết khối (máu đông cục) và các biến chứng liên quan.
Người dễ bị cảm cúm
Rau xà lách có chức năng kích thích ăn uống và thúc đẩy tiêu hóa. Đối với những người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn rau sống.
Tuy nhiên, ngược lại với những người thể trạng tốt, sức khỏe ổn định, ít bị cảm thì lại có thể dùng rau sống để điều trị cảm cúm.
Không nhặt sạch rau
Trong những năm gần đây đã có nhiều trường hợp rau xà lách bị nhiễm khuẩn E.coli. Nguyên nhân có thể do đất trồng rau hay nước tưới bị ô nhiễm. Cách ăn rau xà lách để hạn chế nhiễm khuẩn đó là nhặt rau thật sạch.
Rửa rau nhiều lần trước khi ăn. Cách tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy để loại bỏ dư lượng hóa chất trừ sâu, trứng giun, vi khuẩn bám trên rau.
Ngâm rau với nước muối loãng từ 10-15 phút.
Người bị viêm đại tràng
Khi bị viêm đại tràng, người bệnh không nên ăn rau xà lách, vì loại rau này có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, khi ăn vào dễ khiến thành ruột bị “cọ xát”.