3 sai lầm 'chết người' khi ăn bưởi mà ai cũng nên biết và tránh xa.
- Hay ăn xoài nhưng ít ai biết đây là loại hoa quả 'đại kỵ' với 3 nhóm người này, đừng nên ăn
- Hay mua vải về nhà ăn, nhưng ít ai biết rằng nếu ăn theo 5 cách này sẽ khiến gan thận của bạn 'nát bét', bệnh tật đầy người
Bưởi nghèo calo nhưng cung cấp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như vitamin C, Kali, chất xơ, cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể và rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Thường xuyên ăn bưởi sẽ giúp giảm cân, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại stress, các bệnh liên quan với hen suyễn và viêm khớp…
Trong quả bưởi có giá trị dinh dưỡng cao rất có lợi cho sức khỏe. Theo Đông y, bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu. Bưởi cũng chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, vitamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể trong việc làm đẹp da, bổ dưỡng cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường…
Bưởi cũng là thực phẩm rất tốt đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo. Ngoài ra, vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não.
Các nhà khoa học đã chứng minh, bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, do có chứa một lượng lớn lycopene (chất chống oxy hoá). Trong bưởi có chứa axit phenolic, chất này có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư chết người, và các bệnh mãn tính khác như bệnh viêm khớp, bệnh luput. Ăn bưởi hàng ngày giúp bệnh nhân bị thấp khớp, ban đỏ hoặc viêm nhiễm giảm thiểu cơn đau nhức, do các chất sinh hoá học trong bưởi có khả năng khống chế những tác nhân gây nên sự đau đớn. Nhiều lợi ích là thế nhưng khi ăn bưởi có 5 đại kỵ phải tuyệt đối tránh xa:
Ăn khi đang sử dụng thuốc
Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc thường tẩm bổ cho bản thân các loại quả tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên phải dựa vào tình trạng bệnh để biết bạn có được ăn dâu tây, mận, nho, đào,… hay không
Nếu đang uống thuốc chuống dị ứng nhất định tốt hơn hết là không ăn và uống nước ép bưởi, nhẹ có thể đau đầu, tim đập nhanh, … nguy hiểm có thể dẫn đến đột tử. Bưởi khi kết hợp với một số thành phần như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride,.. rất dễ gây ra các tác dụng phụ.
Ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột
Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
Không ăn bưởi cùng gan lợnGan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua
Ăn ngay sau uống rượu, hút thuốc
Thông thường phải sau 48 giờ thôi không hút thuốc lá, uống rượu nữa mới nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi. Bởi trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng những chất kích thích trên.