Thịt bị biến chất, sản sinh thêm nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe do mắc sai lầm mà ít ai biết đến trong quá trình cấp đông thịt.
- Bất ngờ với 5 phương pháp bảo quản thịt heo tươi ngon mà không cần sử dụng tủ lạnh
- Thịt bò bỗng hóa "thuốc độc" nếu kết hợp với 6 loại thực phẩm, chớ dại mà ăn cùng nếu không muốn rước bệnh vào người
Không rửa thịt trước khi để đông đá
Sau khi mua thịt về nhiều người thường để nguyên trong túi rồi cất vào tủ lạnh. Việc này rất nguy hiểm bởi nếu không rửa thịt thật sạch sau khi mua về thì các chất bẩn tồn tại trong thớ thịt không bị mất đi sẽ làm thực phẩm mất hết chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.
Hơn nữa, việc này cũng có thể khiến thịt dễ bị nhiễm khuẩn. Tệ hơn là nếu lưu trữ thịt ở ngăn đá, nước thịt nếu bị rỉ xuống các ngăn rau củ thì có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn chéo, ảnh hưởng đến chất lượng của các thực phẩm khác.
Để đảm bảo vệ sinh cho miếng thịt, tốt nhất bạn nên làm sạch bụi bẩn có trong thịt, để thịt khô ráo rồi mới mang đi cấp đông.
Rã đông và làm đông lại thịt sau khi không dùng hết
Ở nhiệt độ phòng, thịt sau khi được rã đông sẽ bị vi khuẩn bám lên bề mặt. Miếng thịt lúc này sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng và phát triển mạnh. Do đó, nếu bạn tiếp tục cất miếng thịt không dùng hết vào ngăn đá sẽ thúc đẩy vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn, làm miếng thịt bị nhiễm khuẩn và gây bệnh.
Cách tốt nhất là bạn nên chia thịt thành từng miếng nhỏ đủ dùng cho một lần, tránh sử dụng không hết lại mang đi đông đá nhiều lần, rất có hại cho sức khỏe.
Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh không phù hợp
Nhiều người có thói quen tiết kiệm điện bằng cách tăng nhiệt độ tủ lạnh quá cao. Thế nhưng, điều này đã vô tình khiến thực phẩm mau hỏng hơn, kể cả thực phẩm trong ngăn đá.
Nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh cần phải đảm bảo luôn ở mức dưới 4 độ C, còn ngăn đá tốt nhất là dưới -18 độ C. Nhiệt độ trên 4 độ C sẽ làm vi khuẩn sinh sôi rất nhanh chóng.
Cất giữ thịt lợn lẫn với hải sản
Hải sản là thực phẩm có mùi tanh, vì thế nếu được cất giữ chung với thịt lợn sẽ bám mùi sang thịt, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Tốt nhất bạn nên bảo quản thịt và hải sản ở trong những chiếc hộp riêng, như vậy có thể giữ những thực phẩm này được lâu hơn.
Không vệ sinh bàn tay trước khi rửa thực phẩm
Bàn tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm và cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất. Nếu rửa thực phẩm mà chưa rửa tay, vi khuẩn sẽ được truyền sang các thực phẩm đó và tăng khả năng lây nhiễm bệnh rất cao.
Việc rửa tay là bước quan trọng nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước ấm khoảng 20 giây trước khi chuẩn bị hoặc chế biến thực phẩm.