Bạn không cần phải cắt giảm tinh bột để kiểm soát lượng đường trong máu nếu biết tiêu thụ đúng 3 loại thực phẩm dưới đây.
- Loại rau xưa mọc bờ mọc bụi nay đắt hàng 60.000 đồng/kg: Tốt ngang “thuốc bổ”, bảo vệ tim mạch lại chống ung thư hiệu quả
- 3 loại quả mùa hè "ngậm" đầy độc tố, cái số 2 nhiều hóa chất nhất chợ nhưng nhiều người vẫn mua ăn
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, cứ 10 người Mỹ thì có khoảng 1 người mắc bệnh tiểu đường, trong đó hơn 90% là tiểu đường loại 2. Trong khi đó, tại Việt Nam, thông tin từ Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh.
Khi nói đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường, thay đổi chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể nghĩ rằng mình cần loại bỏ hoặc giảm đáng kể lượng carbohydrate (tinh bột) nạp vào để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng điều này không nhất thiết đúng. Mặc dù việc cân nhắc kỹ hơn về lượng carbohydrate nạp vào thường hữu ích cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể thưởng thức carbohydrate!
Protein có thể giúp bù đắp lượng đường trong máu tăng đột biến và một số carbohydrate cũng là nguồn protein tốt. Dưới đây là 3 loại thực phẩm chứa tinh bột nhưng lại giàu protein, tốt để giúp hạ đường huyết được chuyên gia hết lòng khen ngợi.
1. Các loại đậu
Lần tới khi bạn đang tìm kiếm nguồn protein cho một ngày Thứ Hai không thịt (hoặc bất kỳ ngày nào khác), hãy tìm đến các loại đậu. Mặc dù hàm lượng carbohydrate có thể khiến một số người mắc bệnh tiểu đường lo ngại, nhưng protein và chất xơ của chúng giúp bù đắp tác động của chúng lên lượng đường trong máu.
"Đậu có hàm lượng protein cao và hơn nữa, chúng còn có chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Đối với một số người, điều này có thể khiến họ cảm thấy thỏa mãn hơn, cộng với lợi ích kiểm soát lượng đường trong máu", Ashley Munro, chuyên gia dinh dưỡng, giảng viên tại Trường Khoa học Dinh dưỡng và Sức khỏe thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ) cho biết. Đậu nướng nấu chậm (hầm) là một cách ngon miệng để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
2. Sữa chua
Các sản phẩm từ sữa, cụ thể là sữa và sữa chua, là một nguồn carbohydrate và protein khác. Hàm lượng carbohydrate và protein trong sữa chua thay đổi tùy theo loại, trong đó sữa chua truyền thống có hàm lượng protein thấp hơn và hàm lượng carbohydrate cao hơn sữa chua Hy Lạp. Dù bằng cách nào, hàm lượng protein và chất béo giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Thêm vào đó, Munro cho biết, "sữa chua có thể là một phương tiện thú vị để bổ sung các chất dinh dưỡng như trái cây để có chất xơ và các loại hạt. Kết cấu có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta thưởng thức thực phẩm, vì vậy sự kết hợp ốc quế giòn có thể là một trải nghiệm tuyệt vời".
Các nghiên cứu mới, bao gồm nghiên cứu năm 2020 trên Tạp chí Thế giới về Bệnh tiểu đường (Hoa Kỳ), đã chứng minh mối quan hệ giữa sức khỏe đường ruột và bệnh tiểu đường, do đó, việc bổ sung men vi sinh từ sữa chua có thể khuếch đại lợi ích của thực phẩm này đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
3. Mì ống làm từ đậu
Với ngày càng nhiều sáng kiến về thực phẩm trên các kệ hàng tạp hóa, có nhiều cách mới thú vị để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thông qua chế độ ăn uống của bạn. Trong vài năm qua, một trong những phát minh thực phẩm mới này là mì ống làm từ đậu, được làm từ các nguồn protein như đậu gà, đậu lăng và đậu Hà Lan vàng thay vì lúa mì cứng. Chúng có thể chứa lượng protein gấp khoảng 4 lần và lượng carbohydrate chỉ bằng một nửa so với mì ống truyền thống, có thể giúp bù đắp lượng đường trong máu tăng đột biến.
Nếu bạn bị tiểu đường, điều này giúp bạn không cần phải bổ sung nhiều protein từ các nguồn khác, như thịt, khi ăn mì ống. Điều đó nói lên rằng, trong khi bạn cần điều chỉnh lượng carbohydrate nạp vào nếu bị tiểu đường, mì ống làm từ ngũ cốc, như lúa mì, gạo hoặc hạt diêm mạch, có thể là một phần của chế độ ăn phù hợp với bệnh tiểu đường.
Nguồn và ảnh: Eating Well