Gà, ngỗng, vịt là 3 loại thịt quen thuộc với người Việt, có rất nhiều đặc tính tốt. Hơn cả, có loại còn được xem là 'thuốc quý'.
- Loại quả được ví như 'ngọc đen', nở rộ vào mùa thu mang tác dụng quý giá, biết ăn còn chữa được loạt bệnh khó
- Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh đột quỵ, thật may là ở Việt Nam nhiều loại có sẵn
Thịt gia cầm và thịt đỏ
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Chò, nguyên chủ nhiệm bộ môn dinh dưỡng, Viện 103, Học viện quân y chia sẻ trên VnExpress, thịt đỏ là loại thịt gia súc, cung cấp nguồn protein có giá trị sinh học cao, giàu vitamin, kẽm, canxi và các chất béo bão hòa. Thịt trắng trong gia cầm, hải sản ít choresterol hơn thịt đỏ song giàu protein và chất béo không bão hòa là chất béo rất có lợi cho sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó Khoa Dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội nói thịt trắng phù hợp với người bị bệnh tim mạch, muốn giảm cân bởi tác dụng giảm choresterol và dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Thịt đỏ có ích cho người cần bổ sung năng lượng, bổ máu, nuôi dưỡng hồng cầu nhờ hàm lượng sắt cao, nhiều vitamin và tốt cho hệ thần kinh nhờ omega.
Tuy nhiên, thịt đỏ hay thịt trắng đều có những hạn chế nhất định đối với sức khỏe.
Cũng theo Báo Dân Trí, dựa trên hàm lượng myoglobin và màu sắc các loại thịt, có thể xếp thịt trâu, thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê… vào nhóm thịt đỏ. Các loại thịt còn lại như gà, vịt, ngỗng, cá… được cho vào nhóm thịt trắng.
Thịt gà, vịt hay ngỗng bổ dưỡng nhất?
Chia sẻ trên Báo Người Đưa Tin, dưới đây là công dụng của các loại thịt với sức khỏe
- Thịt gà: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, thịt gà có tính ngọt và hơi ấm. Nó có thể làm ấm cơ thể và nuôi dưỡng lá lách, khí và máu, nuôi dưỡng thận, kích hoạt mạch máu, củng cố xương và cơ bắp. Thịt gà có khả năng tiêu hóa cao, cơ thể con người dễ dàng hấp thụ và sử dụng, có tác dụng tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể.
Ngoài ra, nó còn chứa phospholipid đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của con người, là một trong những nguồn cung cấp chất béo và phospholipid quan trọng trong chế độ ăn uống.
- Thịt vịt: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, thức ăn của vịt chủ yếu là thủy sản nên thịt có vị ngọt, tính lạnh, đi vào kinh phế, dạ dày và thận, có tác dụng bổ dưỡng, bồi bổ dạ dày, bổ thận, trừ lao, xông xương, phù thũng, chữa lỵ, ho đờm,...
Thịt vịt chứa nhiều vitamin B và vitamin E hơn các loại thịt khác, có tác dụng chống bệnh viêm dây thần kinh và các loại viêm nhiễm khác một cách hiệu quả, đồng thời còn có thể chống lão hóa. Thịt vịt rất giàu niacin, một trong hai coenzym quan trọng trong cơ thể con người và có tác dụng bảo vệ những bệnh nhân mắc các bệnh về tim.
Thịt vịt thích hợp với người nóng trong người, càng có lợi cho người thể chất yếu, chán ăn, sốt, phân khô, phù thũng, phụ nữ có kinh thưa, khô họng khát nước, tốt cho bệnh nhân ung thư và người mắc bệnh tiểu đường, xơ gan, cổ trướng. Dân gian còn có truyền thuyết rằng vịt là “thần dược” chữa bệnh lao.
- Thịt ngỗng: Lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng thịt ngỗng có vị ngọt, có tác dụng nuôi dưỡng âm khí, làm ấm dạ dày và khai thông cơ thể, xua tan bệnh thấp khớp và chống lão hóa, thường được dùng làm "thuốc" chữa bệnh cao cấp trong y học cổ truyền Trung Quốc.
Thịt ngỗng chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của con người, thành phần gần với tỷ lệ axit amin mà cơ thể con người cần. Từ góc độ giá trị sinh học, thịt ngỗng là nguồn cung cấp protein đầy đủ và chất lượng cao. Hàm lượng chất béo trong thịt ngỗng thấp, chỉ cao hơn thịt gà một chút và thấp hơn nhiều so với các loại thịt khác. Điểm nóng chảy của mỡ ngỗng cũng rất thấp, kết cấu mềm, dễ tiêu hóa và hấp thụ bởi cơ thể con người.
Những người thường xuyên khát nước, suy nhược, khó thở, chán ăn có thể thường xuyên uống canh ngỗng và ăn thịt ngỗng, điều này không chỉ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng mà còn có thể kiểm soát sự phát triển của bệnh. Loại thịt này còn có tác dụng điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng ho, đặc biệt là điều trị cảm lạnh, viêm phế quản cấp tính và mãn tính, viêm thận mãn tính, phù nề do tuổi già, có tác dụng tốt trong điều trị khí thũng, hen suyễn, đờm.
Ăn thịt như thế nào là tốt?
Theo Người Lao Động chia sẻ nghiên cứu từ Đại học California ở San Francisco (UCSF – Mỹ), các tác giả nhấn mạnh thêm rằng kết quả trên chỉ cho thấy bạn không nên ăn quá nhiều một loại thịt nào, chứ không khuyến cáo loại bỏ thịt trắng hay thịt đỏ trong khẩu phần vì mỗi loại thịt đều có giá trị dinh dưỡng riêng. Ví dụ như thịt đỏ là nguồn cung cấp protein, kẽm, sắt, vitamin B12 chất lượng cao. Một miếng thịt nạc khiêm tốn trong khẩu phần sẽ đem lại lợi ích sức khỏe tối ưu.
Các hướng dẫn của chính phủ Hoa Kỳ đề xuất 5 đến 6,5 ounce protein mỗi ngày từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, bao gồm thịt nạc, các loại hạt và hải sản. Vì vậy, bạn cần tính toán lượng protein từ các loại thực phẩm mà bạn ăn, bao gồm cả thịt đỏ và thịt trắng và chia lượng protein này phân bổ hợp lý trong các bữa ăn hằng ngày.
Quỹ phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu ung thư Hoa kỳ đã đưa ra khuyến nghị như sau:
Nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350- 500g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Ngoài ra, nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa là những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất.
Theo VietNamNet, trong cuộc sống bình thường, lý do duy nhất bạn không nên ăn gà thường xuyên vì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy nhàm chán với mùi vị quá quen thuộc. Bạn có thể thay thế chế độ ăn gà của bạn bằng trứng hoặc cá để không cảm thấy nhàm chán.
Nhu cầu protein hằng ngày của nam giới là 56g trong khi phụ nữ cần 46g. Ăn ức gà hai lần một ngày là lựa chọn tốt nhất để đáp ứng nhu cầu protein mà không gặp vấn đề gì. Bạn nên uống nước để tiêu hóa protein dễ dàng và giữ cho thận khỏe mạnh. Ngoài ra, hãy ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp duy trì nhu động ruột của bạn.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, nhiều nghiên cứu đã nói về vấn đề mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt? Theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, một người bình thường không nên ăn quá 300 - 500g thịt đỏ (bò, lợn, bê...) mỗi tuần. Tốt nhất chỉ ăn 2 lần/tuần (khẩu phần 100 - 150g/lần ăn, tùy cân nặng và mức độ béo để tăng giảm phù hợp), và tốt nhất là luộc thịt, hầm thịt.
Cách chế biến thịt cũng rất quan trọng. Món ăn được nấu đi nấu lại quá nhiều lần hoặc chế biến ở nhiệt độ quá cao thì sinh ra những chất độc không có lợi cho sức khỏe. Protein từ thịt có thể biến tính, các vitamin bị tổn thương, chất dinh dưỡng không còn có lợi cho sức khỏe người dùng.