Trong nhà bếp luôn có sẵn gừng hay đơn giản là trồng ngay nhánh gừng tươi ở chậu nhỏ ngoài ban công cũng là gợi ý hay ho nếu bạn muốn chữa bệnh cho bé không lạm dụng kháng sinh.
- Tìm hiểu thứ "nước thần giá rẻ" Sơn Tùng M-TP hay uống thì mới "vỡ oà" vì công dụng của nó nhưng chuyên gia cảnh báo 4 sai lầm cần tránh
- Làm món sữa này ngay, tuy khó uống một chút nhưng ai mà uống mỗi ngày thì đảm bảo da đẹp dáng xinh!
Gừng dễ trồng dù nhà nhỏ đến mấy, lại còn là thuốc chữa bệnh được Đông y vô cùng trân quý
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp, giúp món ăn trở nên thơm ngon, kích thích vị giác hơn. Nhưng hơn hết, đây không chỉ là gia vị đáp ứng nhu cầu khẩu vị mà còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), dùng gừng chữa bệnh rất tốt trong các trường hợp cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Dùng 4-8g sắc nước uống.
Gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm… Gừng đen (xao cháy gừng) chữa đau bụng lạnh, chân tay nhức mỏi, băng huyết. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng gừng. Tốt nhất là nên thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng hay không.
Gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm…
Theo y học hiện đại, gừng tươi có chứa một số thành phần chính như borneol, zingiberene, nonanal, chavicol, zingiberol, methyheptenone và citral, chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như gingerols, beta-carotene, capsaicin, axit caffeic, chất curcumin và salicylate.
Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội
Gừng rất giàu vitamin C, magiê và các khoáng chất khác giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện. Bạn có thể dùng gừng tươi, gừng khô, ở dạng lát hoặc dạng bột, thậm chí là tinh dầu hoặc nước ép.
Gừng cho củ nhỏ nhưng thực sự "có võ". Không chỉ tốt cho người lớn, gừng còn được dùng làm thuốc chữa bệnh cho trẻ nhỏ. Trong nhà bếp luôn có sẵn gừng hay đơn giản là trồng ngay nhánh gừng tươi ở chậu nhỏ ngoài ban công cũng là gợi ý hay ho nếu bạn muốn chữa bệnh cho bé không lạm dụng kháng sinh.
Không chỉ tốt cho người lớn, gừng còn được dùng làm thuốc chữa bệnh cho trẻ nhỏ.
Tránh lạm dụng kháng sinh dùng gừng chữa bệnh cho bé theo gợi ý của chuyên gia
Gừng có tính kháng sinh mạnh, có khả năng kháng viêm cực hiệu quả nên dùng gừng chữa bệnh cảm mạo, phong hàn… rất tốt cho trẻ nhỏ. Điều trị cho bé từ những nguyên liệu thực phẩm là thuốc chữa bệnh có sẵn trong nhà sẽ giúp cha mẹ tránh nỗi lo lạm dụng kháng sinh. Một số bài thuốc chữa bệnh cho bé từ củ gừng cha mẹ có thể tham khảo từ chuyên gia Đông y là:
- Trị ho khan: Dùng vài lát gừng đem chưng cùng một chút đường phèn, cho trẻ ngậm 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc mẹ có thể sử dụng gừng giã nát cùng củ cải trắng, sau đó đem vắt nước cho trẻ uống sẽ giảm hẳn triệu chứng ho khan ở bé.
Dùng vài lát gừng đem chưng cùng một chút đường phèn, cho trẻ ngậm 2-3 lần mỗi ngày trị ho khan.
- Trị ho có đờm: Sử dụng gừng và mật ong để trị hẳn chứng ho có đờm cho bé theo cách sau: Gừng đem rửa sạch, giã nát cho vào đun sôi 30 phút với nước lọc, cho thêm mật ong và khuấy đều
- Trị giun kim: Nếu con bạn bị giun kim hành hạ khiến cơ thể gầy còi, ngủ không ngon giấc có thể dùng nước gừng để trị bệnh. Trước khi đi ngủ, cha mẹ nên vệ sinh hậu môn cho bé bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1 - 2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.
Không được dùng gừng chữa bệnh khi trẻ bị sốt cao vì gừng có tính nhiệt, khiến thân nhiệt người bệnh cao lên, gây tổn thương mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Lưu ý: Không được dùng gừng chữa bệnh khi trẻ bị sốt cao vì gừng có tính nhiệt, khiến thân nhiệt người bệnh cao lên, gây tổn thương mạch máu, thậm chí xuất huyết. Chú ý liều lượng gừng mỗi lần dùng vì dùng nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Và đừng quên, đây chỉ là thông tin chữa bệnh có tính chất tham khảo, muốn điều trị đúng bệnh và hiệu quả, tránh tác dụng phụ, cha mẹ nên hỏi bác sĩ Đông y cho trường hợp cụ thể của con mình.