Ăn uống thiếu khoa học, không hạn chế những thực phẩm “đại kỵ”, người bị tăng huyết áp dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.
- 4 loại rau thường gặp chứa nhiều độc tố dễ sinh bệnh, không nên ăn quá nhiều
- 3 thực phẩm được mệnh danh là ‘cao thủ’ tẩy sạch đường ruột hiệu quả và an toàn nhất
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho biết, đối với người bị tăng huyết áp, bên cạnh việc duy trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Đây còn gọi là phương pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc. Bằng cách duy trì lối sống tích cực, từ bỏ một số thói quen ăn uống xấu có thể giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ biến chứng, hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ về tim mạch… Để làm được điều đó, người bị tăng huyết áp cần hạn chế những thực phẩm nguy hại sau:
Thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, hành muối... sẽ làm bệnh tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn, dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm
Hạn chế muối: Chế độ ăn nhiều muối, thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa, cà, mắm, thịt muối, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… đã được các nhà khoa học chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp.
Đặc biệt, với những người bị tăng huyết áp, nếu thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn, dễ gặp phải tai biến.
Do đó, để sống chung với bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn nhạt, hạn chế ăn những thực phẩm muối như dưa muối, cà muối, thịt muối…
Với những người bị tăng huyết áp có biến chứng tim, phù nhiều hoặc tăng huyết áp ác tính do u thượng thận, căng thẳng thần kinh... thì phải kiêng hẳn những món ăn nhiều muối.
Hạn chế uống rượu, bia: Uống nhiều rượu, bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp. Uống quá nhiều sẽ làm huyết áp tăng cao ở mức nguy hiểm, thậm chí gây ra biến chứng đột quỵ cho người bệnh.
Để phòng bệnh tăng huyết áp tiến triển nặng không nên uống quá nhiều rượu, bia. Liều lượng khuyến cáo: 30ml rượu mạnh hoặc 100ml rượu vang hoặc 300ml bia.
Không nên uống trà, cà phê: Trà, cà phê đều là những loại đồ uống có chứa chất kích thích nên sẽ khiến bệnh nhân tăng huyết áp bị mất ngủ và làm chỉ số huyết áp tăng cao.
Bên cạnh đó, trà, cà phê còn làm người bị tăng huyết áp gặp phải tình trạng tim đập nhanh, mạnh, mạch máu thu hẹp sau khi uống, làm huyết áp tăng cao gây chóng mặt, khó chịu, nhức đầu, tai biến mạch máu não…
Hạn chế ăn tinh bột: Ăn nhiều tinh bột sẽ dễ dẫn đến tăng cân, béo phì, nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Do đó, người bị tăng huyết áp cũng cần hạn chế tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày.
Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh cũng là “thủ phạm” gây ra thừa cân, béo phì. Mà cân nặng có quan hệ khá tương đồng với các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp.
Vậy nên, việc hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, giúp ổn định chỉ số huyết áp.
Hạn chế thịt đỏ và nội tạng động vật: Các thực phẩm này chứa hàm lượng protein động vật cao, khi ăn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến huyết áp. Do đó, người bị huyết áp cao, huyết huyết áp không ổn định cần hạn chế các thực phẩm giàu protein như thịt đỏ của gà, thịt bò, thịt cừu… và nội tạng động vật như gan, bầu dục, tim, lòng…
Bên cạnh việc tránh những thực phẩm “đại kỵ” kể trên, người bị tăng huyết áp nên ăn nhiều các loại rau củ quả tươi như: chuối, khoai tây, đu đủ... chứa rất nhiều kali có tác dụng đào thải natri ra ngoài.
Các loại rau quả có nhiều vitamin K, vitamin C giúp tăng lượng ion canxi trong máu, chống đông tụ máu, xơ cứng động mạch. Các loại quả như: quýt, táo... có nhiều vitamin C, P giúp hạ cholesterol trong máu, tăng cường sức bền thành mạch, phòng ngừa xuất huyết não.