Quả khế mặc dù rất ngon, nhưng nó cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Những trường hợp dưới đây là minh chứng rõ ràng.
- Rửa chảo chống dính ngay sau khi nấu là cách làm sai lầm nhiều chị em thường xuyên mắc
- 4 sai lầm khi ăn rau muống chị em cần loại bỏ ngay
Một cụ ông ở Hàng Châu (Trung Quốc), vì khẩu vị không tốt, ăn gì cũng cảm thấy không ngon miệng. Một hôm, sau khi ngủ trưa dậy, ông nhìn thấy đĩa khế đặt trên bàn ăn, vì tự dưng thèm cảm giác chua chua ngọt ngọt nên ông đã ăn liền 3 quả khế lớn. Sau đó khoảng 30 phút, ông bị buồn nôn, co giật và hôn mê, ông đã được đưa đi cấp cứu nhưng không may đã qua đời.
Một trường hợp nữa là người phụ nữ 60 tuổi, sau khi ăn cơm bà liền ăn 2 quả khế. Tiếp theo đó không lâu bà bị nấc và khó thở, may mắn bà được giải cứu sau khi đến bệnh viện.
Cụ ông là một bệnh nhân bị suy thận, phải chạy thận hơn một năm nay. Người phụ nữ cũng bị bệnh tiểu đường nhiều năm và chức năng thận kém. Tuổi tác cao, chức năng thận không tốt là điểm giống nhau của 2 người họ, cả 2 đều bị ngộ độc caramboxin do ăn khế. Cụ ông ăn khi bụng rỗng, ăn nhiều nên dẫn đến tử vong, cụ bà ăn sau bữa ăn, ăn ít nên may mắn được cứu thoát.
Bệnh viện thuộc Viện y học Cao Hùng Đài Loan đã báo cáo có 20 bệnh nhân bị ngộ độc khế. Trong đó 17 người ăn nửa quả đến 1 quả khế tươi, có 3 người ăn nước ép khế, nhưng hậu quả của 20 bệnh nhân đều rất nghiêm trọng. Có người bị tê liệt tứ chi, người bị rối loạn ý thức, có người không ngừng nấc cụt, rất nhiều người xuất hiện tình trạng khó thở, toàn thân yếu ớt tinh thần có hiện tượng trúng độc. Cuối cùng có 8 người chết, 12 người được cứu chữa.
Tại sao lại có thể bị ngộ độc khế?
Theo dữ liệu về thực vật độc hại của FDA Hoa Kỳ vào năm 1998 và 2003, đã có các báo cáo về độc tính của quả khế trên thận và thần kinh của bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Bệnh nhân bị suy thận phải chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc sau khi ăn khế rất dễ bị trúng độc gây hôn mê, thậm chí là tử vong. Thủ phạm đã được xác nhận đó là do chất caramboxin có trong khế. Caramboxin không được xem là chất phản dinh dưỡng mà đó là một độc chất thần kinh.
Những người bình thường sau khi ăn khế, chất độc thông qua thận cuối cùng được bài tiết ra ngoài. Tuy nhiên đối với những người có chức năng gan kém hoặc những người bị suy thận, rất khó để bài tiết độc tố đó ra, từ đó dẫn đến màng đáy mao mạch tiểu cầu thận bị tổn thương, tiếp đến các tế bào biểu mô cũng bị tổn thương. Tiếp tục gây ra một loạt các phản ứng như đi tiểu ra máu, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến độc tính thần kinh, rối loạn ý thức và thậm chí là tử vong.
Các triệu chứng ngộ độc khi ăn khế là gì?
Sau khi bị ngộ độc khế, các triệu chứng cụ thể có thể được chia thành ba khía cạnh.
+ Ở hệ thống tiêu hóa: Triệu chứng chính là nôn mửa, nhiều lần nấc cụt.
+ Ở khía cạnh tinh thần: Các triệu chứng chủ yếu bao gồm khó chịu, mất ngủ, rối loạn ý thức và thậm chí hôn mê.
+ Ở hệ thống thần kinh: Triệu chứng chủ yếu bao gồm sốc và thậm chí tử vong.
Những ai không nên ăn khế?
Những người bình thường (khỏe mạnh) ăn khế có rất ít trường hợp xảy ra ngộc độc, cũng sẽ không xuất hiện những phản ứng bất thường. Tuy nhiên, cũng cần phải ăn với số lượng ít, không ăn trong lúc đói. Còn đối với những trường hợp sau thì không nên ăn khế:
Những người bị bệnh thận hoặc chức năng thận kém: Đối với những người bị bệnh thận, người bị suy thận, bệnh nhân chạy thận nhân tạo và bệnh nhân chạy thận phúc mạc, không ăn khế và các sản phẩm phụ được chế biến như nước khế vắt hoặc khế đóng hộp.
Trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các cơ quan đang trong giai đoạn "phát triển", chức năng gan và thận chưa hoàn thiện nên không thích hợp cho việc tiêu thụ khế.
Những người bị dị ứng với khế: Nếu bạn bị dị ứng với khế, đừng liều lĩnh ăn khế, đồng thời còn giúp phòng tránh các triệu trứng như phát ban, hen suyễn.
Tăng huyết áp và tiểu đường: Đối với cả bệnh nhân mắc 2 bệnh mãn tính trên, đều sẽ tổn thương thận ở mức độ khác nhau, vì vậy cũng cố gắng không ăn khế. Nếu chắc chắn chức năng thận của bản thân không có vấn đề thì hãy ăn khế và nên ăn khế với số lượng hạn chế.