Hãy cẩn trọng với món ốc quen thuộc nếu bạn không muốn nhập viện vì những lý do này
- 5 cấm kỵ cần tuân thủ khi ăn, nếu không sẽ biến cam thành "thuốc độc"
- Mách bạn cách làm chả giò siêu tốc mà giòn cực lâu
Ốc là thực phẩm khá quen thuộc và được ưa chuộng vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng canxi cao. Bên cạnh đó, thịt ốc cũng chứa nhiều các loại vitamin như A, B1, B2…
Theo Đông y, ốc có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, giải độc tiêu nhọt, trị chứng tiểu khó, mắt đỏ sưng tấy…Thường xuyên ăn ốc có tác dụng bổ thận, sáng mắt, tăng cường cơ bắp.
Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương), tại bệnh viện đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan nhỏ do ăn phải ốc nước ngọt chưa được chế biến kỹ, đặc biệt là ăn ốc nướng.
Sở dĩ ốc dù được nướng nhưng vẫn dễ “sót” ký sinh trùng là do vỏ ốc rất dày và cứng, vì vậy, phải mất nhiều thời gian để thịt ốc bên trong có thể chín hoàn toàn. Trong khi đó, nhiều người thấy vỏ ốc cháy xém, nghĩ là ốc đã chín và lấy ra ăn. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm sán từ ốc.
Lưu ý khi ăn ốc
Không làm sạch ốc trước khi chế biến
Khi mua ốc về nhiều người thường có thói quen sử dụng ngay mà bỏ qua khâu ngâm ốc và làm sạch ốc trước khi chế biến. Ốc cũng như tất cả các loại động vật thân mềm khác đều sống gần bùn và có một lượng khá lớn các tạp chất trong cơ thể.
Chính vì vậy, nếu chỉ rửa sạch lớp vỏ bên ngoài, bạn cũng không thể loại bỏ hết tạp chất trong cơ thể chúng và rất dễ nhiễm cặn bẩn, các loại ký sinh trùng sống trong ốc khi sử dụng.
Để có thể làm sạch ốc nhanh chóng mà đảm bảo vệ sinh, bạn có thể ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước dấm, nước muối pha chanh hoặc ớt để ốc nhả hết sạn bẩn.
Cách làm này có thể loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn trong ốc mà không mất nhiều thời gian, ngoài ra, nó còn giúp làm sạch vỏ ốc cực nhanh.
Thông thường, khi sử dụng ốc tại nhà, việc làm sạch ốc sẽ đảm bảo an toàn hơn, nhưng với các hàng quán vỉa hè cực hút khách thì việc ngâm ốc gần như bị bỏ qua và khâu chế biến không thể đảm bảo được an toàn vệ sinh.
Không ăn ốc chưa được làm chín kỹ
Trong ốc chứa rất nhiều ấu trùng giun sán, ký sinh trùng và những loại ký sinh trùng có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
Thế nhưng, không ít người thường nấu ốc qua loa nên đấy cũng chính là nguyên nhân khiến người ăn bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, sốt… Nặng hơn là giun sán có thể lên não làm Không qua khỏi tế bào não và dẫn đến Tử νопɡ. Cần luộc chín ốc khi ăn.
Không nên kết hợp ốc với một số thực phẩm sau
Ốc và thịt bò: Gây đầy hơi, khó chịu.
Ốc và đá lạnh: Gây khó tiêu và tiêu chảy.
Ốc và dưa bở: Gây hại dạ dày.
Ốc và mộc nhĩ: Gây khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Ốc và đậu tằm: Gây xoắn ruột, đau bụng, khó chịu.
Ốc và mì sợi: Gây đau bụng, nôn mửa.
Ốc và ngô: Gây ngộ độc thực phẩm.
Ốc và ngao: Gây ngộ độc thực phẩm.
Ốc và muối tiêu chanh: Gây ngộ độc thực phẩm.
Thực tế, rất nhiều người có thói quen ăn ốc chấm muối tiêu chanh. Tuy nhiên, đây là một thói quen được các chuyên gia cho là hoàn toàn tai hại, vì hàm lượng Vitamin C kết hợp với hải sản sẽ tạo ra chất asen hóa trị 3 có thể dẫn đến ngộ độc và nặng hơn là Tử νопɡ.
Mẹo chọn ốc tươi ngon
Nguyên tắc đầu tiên khi chọn các loại ốc nói chung là phải chọn ốc sống. Chúng ta có thể phân biệt ốc sống - ốc chết bằng cách nhìn vào vảy ốc. Ốc chết có vảy thụt sâu bên trong. Ngoài ra, ốc chết thường có mùi hôi. Nếu thả ốc vào chậu nước đầy, ốc chết sẽ xoay đít lên trên, cầm lên thấy nhẹ.
Còn ốc sống khi chạm tay vào vảy, nó sẽ tự thụt vào. Hơn nữa, nếu để lâu trong chậu nước, ốc sẽ "mở miệng" và bò bám vào thành chậu chứ không nằm im một chỗ.