Củ riềng chính là thần dược cho sức khỏe mọi gia đình nhưng ít ai ngờ tới - hãy tìm hiểu ngay.
- Từ ngày 26/8/2022, 'Trời không phụ lòng người', 3 con giáp 'hái ra tiền', may mắn trăm bề, công danh chạm đỉnh, ăn sung mặc sướng, không lo cơm áo gạo tiền
- Tử vi dự báo rằng, 3 con giáp sẽ bùng nổ tài lộc sau ngày 26/8/2022, phất lên thành đại gia bạc tỷ
Củ riềng thuộc cây thân thảo họ Gừng được trồng phổ biến ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Cây riềng thuộc họ gừng có thể cao đến 1,2 m, ra hoa tháng 4 đến tháng 9. Thân rễ có thể dùng làm thuốc, lá, thân và thân rễ dùng làm gia vị. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, riềng được trồng phổ biến. Riềng còn có tên gọi khác là riềng ấm, hậu khá (Thái), riềng nếp.
Bộ phận dùng chủ yếu của cây riềng là thân, rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông.
Củ riềng có tên là phong khương, cao lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao). Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc rễ (củ) phơi khô.
Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Những dưỡng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
Riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo. Bên cạnh đó, nó cũng còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.
Riềng còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó, góp phần phòng ngừa và điều trị các căn bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm.
Để cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể, bạn nên bổ sung riềng vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Không chỉ mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt cho từng món ăn, củ riềng còn có tác dụng trị bệnh mà không phải ai cũng biết.
Riềng là loại thảo mộc có đặc tính chữa bệnh. Bên cạnh đó, nó là loại thuốc sát trùng rất tốt giúp vết thương màu lành mà ít để lại sẹo. Riềng cũng giúp giảm đau các khớp và cơ bắp. Những người mắc các bệnh về dạ dày sử dụng riềng trong chế độ ăn sẽ cải thiện phần nào tình trạng của bệnh.
Chữa bệnh nhờ củ riềng
Chữa phong thấp
Riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Chữa sốt rét
Bột riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 – 20 viên.
Chữa đau dạ dày
Đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
Chữa hắc lào
Củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 – 3 lần.