Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc.
- 5 cách pha nước chấm gà luộc thần thánh cho mâm cơm ngày Tết
- Cách làm canh hến nấu khế chuẩn vị cho mâm cơm ngày Tết
Cúng Tất niên để tiễn năm cũ, đón chào năm mới
Để kết thúc một năm cũ đã qua, chuẩn bị đón chào năm mới sắp đến, hầu hết các gia đình người Việt đều thường tổ chức một buổi lễ Tất niên.
Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều 30 Tết. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, chuẩn bị đón giao thừa và mừng năm mới.
Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”, càng có nhiều may mắn.
Cũng chính vì thế mà ngày nay, để phù hợp với hoàn cảnh gia đình, một số nhà chọn ngày cúng tất niên không nhất thiết phải là ngày 30 mà có thể là 27, 28 hoặc 29. Miễn là ngày đó có thể tập hợp được đông đủ tất cả các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.
Các lễ vật cúng Tất niên đầy đủ nhất
Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Công (Trung tâm UNESCO Việt Nam) cho biết, lễ cúng Tất niên gồm:
- Mâm ngũ quả (đã bày từ trước đó, dùng trong suốt dịp Tết. Có gia đình bày mâm ngũ quả sau cúng Tất niên, trước cúng giao thừa cũng được).
- Gà trống luộc
- Xôi trắng hoặc xôi gấc (không cúng xôi đậu đen, xôi lạc).
- Bánh chưng 01 cặp.
- Cơm trắng 05 bát, mỗi bát xới một xét bát (một lần xới, không xới 2 lần).
- Nước mắm hoặc muối chấm (tùy ý).
- Quả trứng gà luộc, kèm muối chấm
- Các món ăn đặc trưng ngày Tết (có thể gia giảm): canh măng, miến lòng gà, xào, canh bóng, cá kho, chè kho hoặc chè đỗ xanh.
- Vàng tiền, trầu cau.
- Nước trà, rượu, nước trắng.
Gia chủ sau khi bày đồ cúng xong thì thắp hương, đọc văn khấn.
Sau khi cúng xong, hạ lễ xong sẽ tiến hành hóa toàn bộ vàng, hương, sớ, văn khấn có trên bàn thờ (bao gồm cả vàng nén thưởng đề cả năm với một số gia đình).