Phần lớn mọi người thường thích ăn cà tím cả vỏ bởi nó đem lại hương vị dai dai, mềm mềm cùng vị ngọt bùi. Tuy nhiên, 3 nhóm người này nên ăn càng ít vỏ cà tím càng tốt.
- Đông y ví thịt dê là "thực phẩm đầu bảng" để cải thiện sinh lý cả nam và nữ nhưng không phải ai cũng ăn được, đặc biệt là 4 nhóm người này
- 4 sai lầm điển hình khi luộc trứng mà nếu không thay đổi ngay thì chẳng khác nào ăn cũng như không
Cà tím vốn là loại thực phẩm rất phổ biến trong nhà bếp của mỗi gia đình. Vào thời điểm này trong năm, cà tím đang vào độ thu hoạch nên cũng là lúc nổ ra những cuộc tranh cãi về việc cà tím có cần phải gọt vỏ hay không.
Phần lớn mọi người cho rằng vỏ cà tím chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, do đó sẽ quá lãng phí nếu gọt bỏ vỏ của cà tím. Nhưng lại có người nói rằng vỏ cà tím quá dai, cứng và có vị rất tệ, vì vậy đừng nên ăn nó. Với bạn thì sao, bạn ăn cà tím có gọt vỏ hay không?
Vỏ cà tím giàu chất chống oxy hóa
Dù cảm nhận của mỗi người là khác nhau nhưng cũng không thể phủ nhận được giá trị dinh dưỡng trong vỏ của cà tím. Nhắc đến các loại thực phẩm có màu tím tự nhiên nói chung, chúng ta sẽ nghĩ đến ngay chất anthocyanin. Trong cà tím, hàm lượng anthocyanin rất cao.
Chất này có tác dụng bảo vệ cực tốt cho cơ thể con người, nếu tiêu thụ thường xuyên thực phẩm giàu anthocyanin có thể giúp chống lại các gốc tự do "xâm lăng", từ đó làm giảm nguy cơ gây ung thư. Thật vật, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà tím là "rau chống ung thư", đặc biệt hiệu quả với những người thường xuyên ăn thịt đỏ, ăn lượng rau không đủ.
Ngoài ra, anthocyanin trong vỏ cà tím cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não, làm chậm quá trình lão hóa, vì vậy ai muốn giữ cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ đẹp thì ăn cà tím cả vỏ là lựa chọn vô cùng hoàn hảo.
Vậy có nhiều chất dinh dưỡng trong vỏ cà tím hơn thịt cà tím không? Không thực sự, vì thịt cà tím cũng rất giàu chất chống oxy hóa flavonoid, axit chlorogen và các chất khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các mạch máu của cơ thể. Như vậy, có thể kết luận rằng đối với những người khỏe mạnh, khi bạn ăn cà tím, hãy ăn cả vỏ để cơ thể được hấp thu nhiều thành phần có lợi hơn.
3 nhóm người nên ăn ít vỏ cà tím
Dù vỏ cà tím tốt là vậy nhưng có 3 nhóm người nên ăn càng ít vỏ cà tím thì càng tốt cho sức khỏe, tốt nhất là không nên ăn.
1. Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi, đây là nhóm đầu tiên không nên ăn vỏ cà tím. Điều này là bởi vỏ cà tím khá dai, cứng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đường ruột còn chưa phát triển đầy đủ, bị bệnh đường ruột và đường tiêu hóa sẽ bị khó tiêu và đau bụng nếu ăn vỏ cà tím với lượng lớn.
2. Người thiếu máu, thiếu sắt
Các anthocyanin trong vỏ cà tím sẽ "bắt giữ" các ion sắt trong cơ thể và từ thực phẩm khi bạn ăn vào. Trong trường hợp này, nó rất dễ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Đồng thời, các ion kẽm và đồng được cơ thể hấp thụ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, những người bị thiếu máu, thiếu sắt phải kiểm soát lượng anthocyanin ăn vào để tránh làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Ngoài ra, những người bị thiếu máu, thiếu sắt phải ăn nhiều máu động vật giàu chất sắt heme, gan động vật, thịt đỏ và các thực phẩm khác để bổ sung lượng máu, sắt thiếu hụt trong cơ thể.
3. Người có chức năng tiêu hóa kém
Tương tự như với trẻ nhỏ, những người có chức năng tiêu hóa kém tuy không thể gây đau bụng, khó tiêu như ở trẻ nhỏ nhưng họ có thể sẽ cảm thấy khó chịu sau khi tiêu thụ vỏ cà tím bởi đặc tính dai, cứng. Trong trường hợp này, tốt nhất là nhóm đối tượng này nên lột bỏ vỏ cà tím để tránh làm tăng gánh nặng lên dạ dày.