Bạn ăn rau khoai lang đúng cách điều "thần kỳ" sẽ xảy ra với cơ thể mà không hay biết.
Nhiều người chưa biết, ở một số nước như châu Âu, Hồng Kông, Nhật Bản... rau khoai lang không còn là loại rau dân dã mà đã trở thành một loại thực phẩm cao cấp có mặt trong những nhà hàng sang trọng.
Sở dĩ có vị trí này là vì người ta phát hiện ra rau khoai lang là một loại thực phẩm bổ dưỡng hơn nhiều lần so với những gì người ta vẫn nghĩ về loại rau này.
Trong y học cổ truyền, rau khoai lang đã được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử, là một loại rau có tính bình, vị ngột, ích khí hư...
Rau khoai lang không độc, tư thận âm, chữa tỳ hư, tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi mật, giúp tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh...
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng dinh dưỡng trong rau khoai lang còn tốt hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Ví dụ: Vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, riboflavin (B2) cao gấp 10 lần.
Để làm một phép so sánh thì dinh dưỡng trong lá khoai lang tương đương với một loại "siêu" thực phẩm là rau chân vịt, nhưng lượng axit axalic trong rau khoai lang ít hơn rất nhiều lần so với rau chân vịt, vì thế nguy cơ gây bệnh sỏi thận của rau khoai lang cũng ít hơn.
Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.
Tác dụng chữa bệnh của khoai lang
Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu.
Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
Nhuận tràng: Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.
Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc. Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột.
Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.
Thanh nhiệt, giải độc: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.
Những lưu ý khi ăn rau khoai lang
Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.
Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận.
Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.