Ăn mì ăn liền nhiều có bị khó tiêu không?

Chuyên gia nói gì 04/12/2020 11:03

Nhiều người cho rằng, mì ăn liền là 'thủ phạm' gây ra chứng khó tiêu. Điều này có chính xác?

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, đây là quan niệm sai lầm. Mì ăn liền làm từ bột lúa mì, thời gian tiêu hoá trong dạ dày khoảng 3- 4 giờ, tương tự như mọi loại thức ăn làm từ tinh bột khác như cơm, bún, phở,...

“Chứng khó tiêu mà nhiều người gặp phải có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn đơn điệu quá nhiều một món, không ăn rau hoặc các thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, các bữa trong ngày không đủ các nhóm chất cần thiết hoặc cơ thể thiếu vận động thể dục,... chứ không phải do mì ăn liền” – BS Sơn cho biết.

Đối với mì ăn liền, thành phần trong mì ăn liền bao gồm chủ yếu là chất bột đường (40g -50g), một phần chất béo (13g – 17g) và chất đạm (6.8 g). Thành phần này cũng tương tự các thực phẩm khác như bánh mì, bún phở,…

Do đó, người dùng cũng nên phối hợp mì ăn liền với các loại thực phẩm ở các nhóm khác để có được bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Nếu thích mì ăn liền, khi ăn nhớ cho thêm rau, thịt, trứng… để ăn kèm cho có đủ dinh dưỡng.

Ăn mì ăn liền nhiều có bị khó tiêu không? - Ảnh 1

Mì ăn liền không phải là thủ phạm gây ra chứng khó tiêu. Ảnh minh họa

 Để luôn khỏe mạnh, chúng ta cần kết hợp dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện lối sống khoa học hơn. Về nguyên tắc, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên bữa ăn gia đình cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất đạm; chất béo; nhiều vitamin, muối khoáng và xơ) cũng như thay đổi món thường xuyên bảo đảm khẩu phần ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng.

Nhóm lương thực gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mỳ... là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nhóm giàu chất đạm nên bao gồm thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa và nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ.

Ngoài ra, trong bữa ăn cần có nhóm giàu chất béo và nhóm rau quả. Trung bình ngày ăn 3 bữa. Không nên nhịn ăn sáng và bữa tối không nên ăn quá no.

Ngoài ra, hãy thay đổi thói quen sống theo hướng tích cực hơn, có ít nhất 30 phút mỗi ngày hoạt động thể lực, từ bỏ các thói quen hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia, loại bỏ các stress tinh thần…

3 loại quả không ngọt nhưng khiến đường trong máu tăng ‘vùn vụt’, ăn nhiều dễ béo phì

Lượng đường trong trái cây có phần lành tính, tuy nhiên nếu hàm lượng cao cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng đường trong máu… Có những loại trái cây không hề ngọt nhưng lượng đường của nó lại rất cao và ngược lại.

TIN MỚI NHẤT