Bí đỏ rất bổ dưỡng, nhưng có rất nhiều lưu ý khi ăn bí đỏ cần phải biết để tránh làm mất nguồn dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.
- Những sai lầm cơ bản cần tránh khi chế biến các món tôm
- Tìm hiểu thứ "nước thần giá rẻ" Sơn Tùng M-TP hay uống thì mới "vỡ oà" vì công dụng của nó nhưng chuyên gia cảnh báo 4 sai lầm cần tránh
Với vi ngọt tự nhiên của bí đỏ, nhiều người nhầm tưởng bí đỏ chứa nhiều đường và tinh bột. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu sai về thực phẩm này.
Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axít hữu cơ tốt cho cơ thể. Bí đỏ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin… trong 100g bí đỏ có 0,9g protein, 5 – 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6, đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta – caroten.
Theo các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, bí đỏ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt trong việc điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi…
Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng...
Mặc dù nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để phát huy được hết giá trị dinh dưỡng đó, khi ăn cần chú ý những điều sau đây:
Nguy cơ ăn bí đỏ liên tục sẽ gây vàng bàn tay, bàn chân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
Trước thông tin trên, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội chia sẻ, bí đỏ là thực phẩm vẫn có thể ăn được thường xuyên. Bạn chỉ không nên ăn hạt bí đỏ nhiều bởi hạt bí đỏ có khả năng tẩy giun.
Ăn bí đỏ để lâu dễ lên men
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ăn bí đỏ khi bị rối loạn tiêu hóa
Một lưu ý nữa cho bạn đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.
Bảo quản trong tủ lạnh gây ngả màu mất an toàn
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
Ăn bí đỏ già để lâu chứa đường cao
Không nên ăn bi đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ngoài ra còn một số lưu ý khác khi ăn bí đỏ như:
Không nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vì rán hoặc xào, bạn nên chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp.
Không nấu với đường vì bí đỏ được coi là thực phẩm thay thế đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí đỏ.
Sau khi gọt vỏ, cắt bí đỏ, rửa sạch thì chúng ta cần nấu ngay, tránh để quá lâu ở môi trường ngoài sẽ làm thất thoát thành phần dinh dưỡng. Khi nấu chín, các bạn nên ăn ngay khi còn ấm để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ nhất.
Đối với trẻ em, không nên cho trẻ ăn bí đỏ quá thường xuyên vì dễ làm dư thừa caroten. Còn với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, các bạn cũng không nên cho trẻ ăn bí đỏ vì có thể làm trẻ bị hóc với hạt bí đỏ.